cart.general.title

LỜI GIỚI THIỆU VÀ GHI CHÚ BẢN DỊCH LÒ MỔ CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU

Nguyễn Quang Thiều là một trong những nhà văn được đọc nhiều nhất ở Việt Nam, là tác giả của hơn 40 sách thơ, tiểu thuyết, phi hư cấu, văn học thiếu nhi, thơ và dịch thuật. Trong hơn 30 năm, ông đã làm việc với nhà thơ Kevin Bowen (Trung tâm William Joiner nghiên cứu chiến tranh và hậu quả chiến tranh của đại học U-Mass Boston), về một số các dự án dịch thuật và trao đổi văn hóa, tạo nên sự thấu hiểu giữa hai quốc gia. Hiện tại ông đang giữ chức Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nơi ông dành năng lực của mình hỗ trợ các nhà văn Việt Nam và đưa văn học Việt Nam ra thế giới. Tôi có được đặc quyền làm bạn và cộng tác về mặt văn học với Thiều hơn 30 năm qua, cũng như tiến triển tình bằng hữu giữa gia đình chúng tôi tại Mỹ và Việt Nam. Chỉ có sự thân thiết của tình bạn này mới có thể giúp cho việc dịch bản trường ca phức tạp này được thành công.

Tôi còn nhớ ngày mà tôi lần đầu được giới thiệu trường ca Lò Mổ của Nguyễn Quang Thiều, ít nhất là một phần của ngày hôm đó.

Đó là ngày thứ bảy trong tháng 12 tại Hà Nội và thời tiết rất êm dịu, có nhiều ngày khá ấm. Tôi lúc đó đang ở Hà Đông, ngay ngoại thành Hà Nội, làm khách tại nhà Thiều trong một vài ngày. Tối hôm đó tôi và Thiều ngồi trong phòng khách khá rộng rãi, uống rượu, hút thuốc, đàm đạo thi ca như chúng tôi vẫn thường làm. Chúng tôi thay nhau đọc thơ của mình và của những nhà thơ khác, thỉnh thoảng có dịch qua loa. Chúng tôi nâng cốc cho những nhà thơ vĩ đại nhất Việt Nam với rượu vang. Một lúc sau, Thiều đứng lên và nói sẽ quay lại ngay. Tôi rất thích những buổi tối với các bạn nhà thơ Việt Nam, và tôi mong muốn sự đam mê và nhiệt tình đó cho nền thi ca tại Mỹ vốn có môi trường học thuật không được thân thiện.

Khi Thiều quay lại, ông mang theo một tập giấy: một trường ca được đánh máy với nhiều ghi chú và sửa chữa bằng mực đen. Thiều nói rằng đó là một trường ca, và ông đã gặp khó khăn trong vài tháng và phải dừng lại vì nhiều lúc nó vượt quá kiểm soát, và cái nghịch lý là, chính sự mất kiểm soát đó đã cho phép ông viết trường ca này.

Tôi hỏi ông bài thơ này viết về cái gì, “tôi chưa biết,” ông trả lời, “vì nó chưa hoàn thiện.”

Ông đưa cho tôi vài trang đầu và tôi thử đọc bằng tiếng Việt. Tôi cố dịch một phần bài thơ sang tiếng Anh, nhưng nó cứ trôi đi. Phần tiếng Việt dường như hơi gấp gáp và tôi cảm thấy bị áp đảo bởi những hình ảnh trái ngược một cách lạ lùng. Tôi nhờ Thiều giúp và chúng tôi ngồi dịch vài trang đầu sang một bản tiếng Anh nháp. Những thứ bắt đầu hiện ra làm tôi choáng váng bởi sức mạnh tuyệt đối và năng lực sáng tạo. Tôi chăm chú nhìn Thiều mà ông không hề bối rối trước sự nhiệt tình của tôi. Tôi bảo Thiều dừng lại một lúc và xem những gì ông đã viết, dù chỉ là một đoạn dịch nháp, đã thể hiện một trong những tác phẩm thơ nguyên tác và hấp dẫn nhất mà tôi đã từng đọc. Tôi khuyến khích ông tiếp tục dịch cùng tôi.

Chúng tôi ngồi cả buổi tối, và chủ yếu nhờ kĩ năng của Thiều, chúng tôi hoàn thành một bản dịch rất vững chắc và cuốn hút của phần đầu tiên của Lò Mổ, mà Thiều gọi là “chương,” không phải “phần,” hay “đoạn.” Đó là bước đầu của một cuộc phiêu lưu dài 6 năm tìm kiếm phiên bản tiếng Anh của trường ca dồi dào sáng kiến và vô cùng sắc bén, mà ít nhất có thể gần tới sức mạnh và trí tưởng tượng vô biên của bản gốc. Vì tôi chỉ có thể ở lại Việt Nam trong một thời gian ngắn và không thể trở lại trong 1 năm nữa, chúng tôi lên kế hoạch hoàn thành bản dịch qua email, điện thoại, và hy vọng là chuyến đi sau của tôi tới Việt Nam, và chuyến thăm của Thiều tại Mỹ. Tôi đã tới Việt Nam 3 lần và Thiều tới Mỹ 1 lần. Đặc biệt là trong thời gian tôi ở Hà Nội, phiên bản tiếng Anh của Lò Mổ dần hình thành.

Sau khi tham gia nhiều dự án văn học dịch thuật trong 50 năm, tôi đã mài dũa một phương pháp đặc biệt để giải quyết vấn đề vốn có trong văn học dịch do văn hóa đan xen giữa các ngôn ngữ. Vấn đề lớn nhất với Lò Mổ vượt qua tầm các khó khăn bình thường khi dịch một ngôn ngữ như tiếng Việt so với tiếng Anh về những mặt cơ bản nhất, và chủ yếu là do sự thiết kế căn bản mà trường ca của Thiều đặt ra cho người đọc. Tôi đã vấp phải khó khăn khi thực hiện một nguyên lý tôi tự đặt ra đó là tôi không thể hoàn thành dịch một bài thơ sang tiếng Anh cho tới khi tôi hoàn toàn hiểu nó trong tiếng Việt. Bởi vì tôi có được may mắn làm việc với tác giả bài thơ mà tôi muốn dịch, tôi có thể hiểu một cách sâu sắc hơn vì tôi có thể phân tích sâu hơn là chỉ đọc và dịch bao gồm nhiều giờ phỏng vấn và đàm thoại với Thiều về ý nghĩa và bản chất của trường ca này. Cho nên trước khi tôi có thể hiểu chắc chắn về bất cứ điều gì, tôi muốn nghe Thiều giải thích.

Bởi vì chúng tôi dành khá nhiều thời gian làm việc cách xa nhau, Thiều ở Hà Nội và tôi ở Oberlin, chúng tôi thiết lập một hệ thống bằng trực giác mà chúng tôi cùng dịch một đoạn – Thiều khá giỏi tiếng Anh, hơn tiếng Việt của tôi nhiều – sau đó chúng tôi so sánh bản dịch của nhau. Mỗi khi dịch xong một chương, chúng tôi sắp xếp một cuộc điện thoại, hoặc nếu tôi ở Hà Nội, chúng tôi gặp nhau tại Hội Nhà văn, nơi Thiều là Chủ tịch. So sánh hai bản dịch của chúng tôi rất có lợi nhưng cũng làm tôi ngỡ ngàng vì bản dịch của tôi khác nhiều so với ý định của nhà thơ. Nhưng tôi cũng học được qua nhiều năm và nhiều dự án dịch thuật rằng đây là bản chất của việc phiên dịch văn học hay nghệ thuật ở Hà Nội. Tôi đã từng ngồi với 4 nhà thơ xuất sắc, dịch giả và học giả, để dịch một bài thơ đơn giản và rạch ròi từ tiếng Việt sang tiếng Anh, và thấy 4 phiên bản khác nhau của cùng một bài thơ. Và đây là giữa những người cùng nói tiếng Việt! Khả năng của sự chênh lệch trong việc dịch này là do bản chất văn cảnh của tiếng Việt, và là lý do mà cần phải có một người biết tiếng Việt bẩm sinh, tham gia trong quá trình dịch thuật.

Trong văn học Việt Nam truyền thống vốn giàu hình thức thử nghiệm ngay từ thời văn học truyền miệng, hình thể của Lò Mổ là bao quát và biến đổi rộng rãi, không phải là cho hiệu lực hình ảnh đơn giản, mà là để nhà thơ có thể khám phá và phát triển hình thức một cách thích hợp để dẫn giải sự đen tối mà ông nhìn thấy tại trung tâm của thế kỷ bạo lực nhất.

Trường ca là sự tượng trưng hình ảnh mạnh mẽ, và là bản cáo trạng không nguôi của những sai trái trong thế kỷ 20. Trường ca này đại diện cho một cử chỉ thi ca can đảm vì nó tự lập về mặt tinh thần, nó từ chối đầu hàng những yêu cầu của truyền thống, và cho phép người đọc cảm nhận được thế giới trong hình thức gan góc nhất, sự thô sơ của sự thật thể hiện qua cách mà ta không thể bỏ qua. Trong 50 năm viết và suy nghĩ về thi ca, tôi chỉ dùng từ “kiệt tác” một vài lần, nhưng tôi dùng từ đó ở đây vì tôi tin vào sức mạnh của trưòng ca này và tôi tin là bạn cũng sẽ tìm được sức mạnh đó ở đây, và do đó tôi muốn bạn chú ý một cách thận trọng.

Nhà thơ Bruce Weigl (Mỹ)

Link đăng ký mua: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScN_XX7S0uih3T87X4mhHyoVhqqYB4sVIX4b3ijoIis2gtUzQ/viewform