cart.general.title

Thơ Trần Lê Khánh - Những công án thời hiện đại

Tập thơ "Ngàn bài thơ khác" của Trần Lê Khánh

 

 

Tóm tắt

Thức nhận thi ca là một trạng thái đặc biệt, nó gần với một công án Thiền bởi sự minh triết sâu kín, tĩnh lặng và uyên áo diễn ra trong thế giới tinh thần của thi sĩ. Không chỉ là lý trí, không chỉ là cảm xúc, thi ca là khoảnh khắc diệu ngộ của tâm hồn và trí tuệ. Nó là tinh chất ngưng đọng từ những nghĩ suy lâu dài, cùng kiệt. Nó là ánh sáng của xúc cảm lóe lên trong những đắm chìm bền bỉ giữa yêu-thương và khắc khoải. Thơ ca, bởi thế là sự siêu vượt, nhưng vì nó hoàn toàn mang tính chủ quan, thế nên thơ ca cũng là một kinh nghiệm tự thân. Bài viết này dựa trên mối tương đồng giữa thi ca và những công án Thiền, khảo sát thi giới của Trần Lê Khánh, nhằm kiếm tìm những thức nhận hiện đại có tính chất “tự chứng” của thi sĩ.

Từ khóa: Trần Lê Khánh, thơ ngắn, công án hiện đại, tự chứng, thiền luận…

1. Thơ - hiện thân của công án?

Công án, theo các sách vở Phật học giới thuyết, “là một chứng ngôn công khai dựng lên một tiêu chuẩn đoán án, nhờ đó, người ta có thể khảo chứng trình độ lãnh hội chính xác về Thiền” (Daisetzteitaro Suzuki, Thiền luận, quyển trung, Trúc Thiên dịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2001, tr. 91). Nói cách khác, công án là một biến cố, tại đó, nhờ đó, con người đạt đến cảnh giới Đại Ngộ. Đó là chân lý tự chứng, không thể bàn luận hay diễn giải, vượt qua các cảnh giới của văn tự, ngôn thuyết. Im lặng tự chứng là cảnh giới tối cao của Thiền.

Trong im lặng có tất cả. Thế nhưng, người ta đã viết thật nhiều, nói thật nhiều về sự im lặng ấy. Ở đây, Daisetzteitaro Suzuki đã có một bình luận khá hài hước: “kẻ nào làm rùm beng lên cái chuyện Ngộ, họ không phải là đồ đệ chân thật của Bồ Đề Đạt Ma (Thiền luận, tr. 18). Diễn giải về công án, dường như là một sự vi phạm, thậm chí là xuyên tạc, phản bội trạng thái, bản chất của công án. Vậy thì, phải làm sao để biểu đạt trạng thái tĩnh lặng đầy minh triết ấy? Khi những bậc chân tu đại ngộ đều im lặng, khi đa số con người vẫn đắm chìm trong cõi nhân sinh trùng trùng nghiệp chướng, may thay, loài người đã tìm được nghệ thuật, như là hình thái chủ quan bậc nhất, biểu tỏ những chứng ngộ cá nhân. Nghệ thuật - ở đây chúng tôi nhấn mạnh vào thơ, phải chăng là hiện thân của công án, nhằm cứu rỗi chúng sinh trong khát vọng siêu việt của mình? Từ khía cạnh ấy, nghĩ về thơ Trần Lê Khánh, chúng ta có một hệ thống thi liệu, cho phép mô tả hình tướng của các công án hiện đại, đồng thời từ đó, gợi ra những chiều kích của thức nhận trong tâm tình thi sĩ. Không hoàn toàn quán chiếu tư tưởng Thiền tông, rải rác trong Lục bát múa (2016), Dòng sông không vội (2017), Ngày như chiếc lá (2018), Lục bát múa trọn bộ (2018), Giọt nắng tràn ly (2019), Xứ (2020), Sự bắt đầu của nước (song ngữ Việt - Anh, 2021)… chúng ta bắt gặp những khoảnh khắc mang hơi thở công án. Về hình tướng, thơ ngắn của Trần Lê Khánh là một trình hiện tối giản với tâm thức hướng đến im lặng. Về mặt tư tưởng - chủ đề, những nhận thức được tỏ bày trong thơ là những chắt lọc, lắng kết từ hành trình sống - hành trình chứng nghiệm, từ đó bật lên những tứ thơ như là một khoảnh khắc hiện diện của công án. Về diễn trường của mĩ cảm, thơ ngắn của Trần Lê Khánh gắn với đời sống đương đại, nơi con người đang đối diện với vô vàn tình huống, sự kiện. Thơ cất lên từ hoàn cảnh ấy, lặng lẽ chạm vào trái tim con người, khơi dậy những suy tư, xúc cảm về lẽ sống, về yêu-thương hay các quy luật thường nhiên của sinh tồn, biến diệt. Ở một khía cạnh nhất định, trong mĩ học thi ca, sự im lặng, hàm súc, đa nghĩa nảy sinh từ những khoảnh khắc cực đỉnh của tâm trạng - suy tưởng của thơ có thể được xem xét như trạng thái gần gũi với các công án. Thơ Haiku chính là một ví dụ điển hình cho sự tương đồng này. Ở Việt Nam, trong những bài thơ ngắn, hai câu, ba câu, thơ tối giản… cũng có thể tìm thấy những phẩm tính diệu ngộ, huyền nhiệm ấy:

Mây

Nhè nhẹ thở

Trong một

Giọt sương

(Mãi mãi - Trần Lê Khánh)

Đó chẳng phải là một khoảnh khắc của kiến tính sao? Trần Lê Khánh quả đã có được phút giây tĩnh lặng, nhận ra sự sống, hóa sinh biến chuyển luân hồi trong hơi thở của mây, trong bóng hình của sương. Không đơn giản là mô tả mây hay sương, mà chú trọng vào hơi thở nhè nhẹ của sự vật. Đó là một “bước nhảy của trực giác” đem đến một “kinh nghiệm trực tiếp về thể tính” (Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách, Thích Nhuận Châu, Từ điển Phật học, Nxb Tôn giáo, 1999). Thể tính là gì nếu không phải là bản tính rốt cùng của sự vật, như lời Daisetzteitaro Suzuki đã nói. Ở đây, ta thấy có sự gặp gỡ của quan niệm Thiền tông với triết học Hiện tượng học khi gạt bỏ đi các tri thức, kinh nghiệm tiền hiện để nhận chân “thể tính” của hiện hữu. Trần Lê Khánh không viết bằng Thiền ngôn, cũng không trưng dụng khái niệm triết học, thế nhưng yếu tính của hiện hữu vẫn phập phồng hơi thở trong hình tượng và nhịp điệu của bài thơ. 

2. Phận người trong cõi thế - tiệm cận một công án từ thơ

Thơ của Trần Lê Khánh có những khoảnh khắc trực nhận về thân phận con người đương đại trong các mối quan hệ đời sống và trong vô biên vạn pháp của vũ trụ. Đó có thể là chiếc bóng, mái tóc, gương mặt, dấu chân, bàn tay, nếp áo hay ẩn mình trong ngọn gió, giọt sương, tia nắng, chiếc lá, con đường, dòng sông, biển cả, đêm tối, bình minh hay hoàng hôn, thậm chí là những mảnh vỡ, vị đắng cay, mùi thời gian… Sự thực thì, mỗi đối tượng được nhắc tới, đều hàm chứa trong đó một kinh nghiệm của chủ thể, nó đồng thời cũng cất giấu những công án mà con người nếu có cơ duyên sẽ lĩnh hội được.

Viết về thân phận con người, ở đây là thân phận của cái tôi trữ tình - một nhân cách đại diện, cùng với đó là những đối ảnh của nó - tha nhân và thế giới, Trần Lê Khánh không gắng tỏ bày diễn giải (bởi có lẽ, tác giả hiểu, càng nói nhiều càng đi xa khỏi chân lý và sự thực), anh chỉ lặng lẽ chớp lấy khoảnh khắc thân phận ấy bừng ngộ về sự tồn tại của mình:

Hoàng hôn

Người lữ khách

Đi ngang đời mình

Chiếc bóng

(Về nhà)

Thật khó để định danh hoàng hôn là người lữ khách hay hoàng hôn có một người lữ khách. Cũng thật lưỡng lự khi chiếc bóng gieo vào ta ý nghĩ về sự cô đơn (đơn chiếc) đồng thời gợi lên một sự vật (chiếc bóng)… Tuy nhiên, điểm cốt lõi ngưng đọng trong ý niệm - thức nhận về thân phận con người của thi sĩ chính là sự cô đơn. Bởi thế, “về nhà” đã hóa giải các trạng thái có thể xuất hiện trong bài thơ. Sự cô đơn vốn dĩ có thể xem là bản chất của tồn tại người. Chúng ta sinh ra đã bị động, sống trong cô đơn, mỗi cá thể là một thế giới riêng biệt không trùng khít với ai. Hơn hết, cấu trúc sinh học - văn hóa - lịch sử của mỗi nhân vị đều hàm chứa cái khác với phần còn lại. Bởi thế mà, gặp gỡ, thông tri chỉ luôn là những nỗ lực hóa giải trạng huống cô đơn, nhưng nhiều khi là bất lực. Dù kinh nghiệm Thiền tông không hướng đến hữu ngã, nhưng chính sự giác ngộ lại mang đầy nỗ lực cá nhân, là một quá trình siêu vượt trong riêng tư. Chẳng phải trong rất nhiều môn đệ, chỉ mình Ca Diếp chứng ngộ được lẽ huyền nhiệm trong đóa sen Đức Phật đưa ra hay sao? Kinh nghiệm ấy nảy sinh từ bên trong, bởi một quá trình tu dưỡng, tưới tẩm lâu dài. Thơ cũng vậy, tựa cuộc đời, Trần Lê Khánh nhắc đến thân phận cô đơn, lẻ loi và hành trình làm người mòn mỏi. Về nhà là thức nhận sau cùng để mở ra một thế giới của sự quy hồi, nơi con người được nương náu, được cứu rỗi. Về nhà là câu trả lời cho những băn khoăn phiêu dạt, vò võ vô phương:

Hoàng hôn giữ mây

Như biển sâu giữ hờ ngọn sóng

Để sóng trong lòng

Vỗ về đâu

(Níu giữ)

Có một sự “khải thị” trong bài Níu giữ, chắc là, lòng biển sâu cũng cần được an ủi. Người đọc chợt nhận ra những hi sinh dâng hiến, những lãng quên bội bạc, những mong chờ khắc khoải. Sóng và lòng biển sâu, hoàng hôn và mây trời, đâu chỉ là chuyện của tự nhiên. Như tiếng sấm nổ bên tai đã đưa Triệu Biện (tục gia đệ tử của Tương Sơn Pháp Tuyền) đạt đến đại ngộ (Ngồi lặng công đường luống tựa ghế/ Suối lòng không động như nước trong/ Nghe sấm nổ cửa lòng chợt mở/ Này, lão vẫn ngồi ở quê cũ - Dẫn theo Thiền luận, tr. 31). Cái đại ngộ của Triệu Biện có thể nhận ra ở câu cuối bài thơ như một trạng thái siêu thoát, dù “vẫn ngồi ở quê cũ”. Đó là bước nhảy vọt về nhận thức. Vũ trụ là một công án vĩ đại, vì thế, trong lòng biển sâu, sự vỗ-về (đâu) con sóng, trong hoàng hôn khắc khoải, trong tiếng sấm bên tai, trong ngón tay chỉ trăng, trong tiếng thét hay ngọn lửa, trong vang vọng tiếng chuông, trong ngôn truyền đầy nghịch lý và rời rạc của các bậc thánh tăng… có thể ẩn giấu những cơ duyên đại ngộ. Đối với bài thơ của Trần Lê Khánh, biết đâu, khi ai đó đọc được sẽ nhìn sâu vào lòng mình để lắng nghe những con sóng, những thầm lặng, những dõi theo hay chờ đợi… Đó chẳng phải cũng là một cách để thấy ta “vẫn ngồi ở quê cũ” mà lòng trí đã khác với ta trước khi nghe tiếng sấm khai mở hay sao?

sóng từ đâu đó biển khơi

người từ đâu đó trong vời vợi nhau

(Trông mặt mà bắt hình dong)

Mặt đất này đầy hoang vu. Sự vô cảm trong trái tim con người làm sao có thể nhận ra sự thổn thức của giọt sương, hơi thở của đám mây hay nhịp vỗ - về (đâu) của con sóng dưới lòng biển sâu. Những câu thơ đầy trắc ẩn của Trần Lê Khánh như một cách sẻ chia thầm lặng về thân phận con người, về lẽ sống và ý nghĩa của tồn tại. So với vũ trụ, hư vô vạn pháp, con người thật bé nhỏ, đời người thật ngắn ngủi, đến yêu thương còn chẳng đủ thời gian, sao lại đày đọa nhau vào những trầm luân khổ ải. Yêu thương có mặt trái của nó chính là những trầm luân ấy:

trăm năm một cõi mông lung

thời gian cũng chẳng biết dừng ra sao

 

gửi cho em một lời chào

qua hàng thế kỷ làm sao thật buồn

(Đầu tư)

Lưỡng lự trước thời gian và trước những khả năng hiện diện của tồn tại, có thể xem là một hoài nghi. Hoài nghi có thể tiến đến đại nghi. Nhưng, đại nghi là cơ sở của đại ngộ. Trong cõi mông lung, cái buồn của nhân thế xét cho cùng chính là trạng thái phổ quát. Bài thơ của Trần Lê Khánh chạm đến ba vấn đề thường nhiên của tồn tại: mông lung - thời gian - buồn. Biết vậy để ứng xử với nhau, để không đọa mình vào bi lụy, để sống giữa đời (một cách nói của trụ định trong ngôn ngữ Thiền)… thực là một mối “Đầu tư” kỳ diệu. Không phải là một bậc tôn túc để quán chiếu điều gì siêu hình trừu tượng, Trần Lê Khánh chỉ nói về lời chào như một tín hiệu gửi giữa hư vô. Lời chào ấy, như Thích Nhất Hạnh từng bàn, là một hạt mầm cần được tưới tẩm. Trần Lê Khánh gọi đó là “Đầu tư”, xem ra gần gũi hơn với tinh thần của sinh thái đương đại. Ở đó, trong tư cách một chủ thể, một cái tôi, “lợi nhuận” thu về có thể là những thương yêu hòa ái nở giữa mông lung, vô định.

3. Những thức nhận về tha nhân và thế giới

Bản chất cá nhân trong việc thức nhận chân lý qua các công án Thiền rất gần gũi với tính chủ quan trong kinh nghiệm thi ca. 1700 công án trên con đường tu tập của một thiền giả, xét cho cùng, chưa hẳn đã là phong phú so với thực tiễn ở cõi nhân sinh. Việc đúc kết hệ thống công án, nói rằng hữu ích với quá trình lĩnh hội của người tham thiền, nhưng cũng có thể là một sự tự giới hạn mà Thiền tông vốn luôn đòi hỏi phải phá chấp, vượt qua. Sự đa dạng của đời sống con người, bản sắc chủ thể không lặp lại ở từng cá nhân, từng hoàn cảnh, những sai biệt do các điều kiện nội và ngoại cảnh… đã mở rộng biên độ của khả năng chứng ngộ. Thơ ca cũng là một cách bổ khuyết vào các khả thể ấy, theo cách riêng của nó.

Năng lượng thi tính trong thế giới trữ tình của một thi sĩ thông thường tập trung tại ba tụ điểm: cái tôi trữ tình - người tình - thế giới (Chu Văn Sơn). Trở lên, trong cái nhìn về thân phận, ta nhận ra bóng dáng của cái tôi trữ tình. Ở phần này, việc khảo sát hình tượng người tình và thế giới, thực chất cũng là một dẫn chiếu từ điểm nhìn, tâm trạng, thái độ của cái tôi trữ tình. Tuy nhiên, như đã hình dung, tính chất riêng lẻ, cá biệt trong kinh nghiệm thi ca, rất gần với kinh nghiệm Thiền tông khi “va chạm” các công án. Bởi vậy, từ kinh nghiệm thi ca đến kinh nghiệm Thiền, thông qua những bài thơ ngắn của Trần Lê Khánh, chúng ta có cơ hội được tiếp cận với sự tồn tại của con người và thế giới trong cảm quan của thi sĩ:

trong ngôi đền

của loài người

em cầm bó đuốc

lau sạch đêm

                                                                        (her job)

Tôi chợt nhớ đến ngôi đền cho linh hồn con người trong tiểu thuyết trứ danh Suối nguồn của Ayn Rand. Một ngôi đền cho linh hồn con người, không vươn lên thiên đường mà trải rộng trên mặt đất, lặng yên chấp nhận mặt đất, không bám víu vào mặt đất, không còng lưng dưới bầu trời, không làm cho con người cảm thấy bé nhỏ, nó chờ đợi con người bước vào để nó trở nên hoàn thiện. Trung tâm của ngôi đền là bức tượng một người phụ nữ khoả thân - “Đó là linh hồn của nhân loại”. Bài thơ của Trần Lê Khánh hé mở một công án từ hình tượng người phụ nữ - em, cầm bó đuốc lau sạch đêm. Đó là ý niệm về khả năng cứu rỗi của người phụ nữ. Bóng đêm là một trở lực, một lầm lẫn, một vô minh… Bó đuốc kia có thể là ngọn lửa từ trái tim, từ tình yêu, đôi khi bất chấp hoặc vượt qua suy lý để đánh thức ánh sáng trong tâm hồn - linh hồn con người. Tính hiện đại của thức nhận này là ở chỗ, bài thơ mở ra cái nhìn về khả năng cứu rỗi, thanh tẩy của người phụ nữ đối với thế giới. Đó chắc hẳn cũng là điều mà Đức Phật đã luôn tâm niệm khi cho rằng nước mắt con người mặn như nhau và máu đỏ như nhau, không phân biệt nam nữ… Sự mềm mại nhu nhuyễn linh hoạt của nữ giới chẳng phải là cơ sở cho việc phát huy Phật tính trong dân gian hay sao? Lại nhớ, Nguyễn Xuân Khánh có lần bàn đến trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, ở Việt Nam, người đàn ông ra đình, người đàn bà vào chùa. Thiên tính nữ đã gặp gỡ với năng lượng cảm hóa của Phật giáo, đưa con người đến chỗ thiện lương là vậy.

Không chỉ đề cao khả năng cứu rỗi, thanh tẩy của người phụ nữ, trong thơ Trần Lê Khánh, chúng ta còn bắt gặp một ý niệm mang màu sắc công án khác liên quan đến người phụ nữ, đó là sự tương hợp của hình tượng này với mênh mông. Mênh mông là một cách nói về vũ trụ vô biên, về cõi giới vô lượng. Thật kỳ diệu, lấy cái hữu hình cụ thể đặt bên cạnh cái vô hình, vô tướng, thi sĩ đã cấp nghĩa cho điều tưởng như không thể mô tả một cách rốt ráo:

thu

em nhoẻn nụ cười

thật vừa vặn

với mênh mông

                                                                        (Hồn nhiên)

Nụ cười ấy tỏa ra không gian, làm nên vẻ đẹp của trú xứ. Đó là cuộc đời, là cõi sống và cũng là quá khứ - hiện tại - vị lai. Trong nụ cười ấy có niềm tin và thương yêu, có sự bao bọc và cảm hóa. Không phải là những thuyết ngôn to tát, bài thơ lấp lánh trong ánh cười của em mùa thu. Như một biến cố kỳ diệu, nụ cười khiến ta yêu đời và yêu con người biết bao nhiêu.

Cõi thế được hình dung trong thơ Trần Lê Khánh mang năng lượng của thi tính, gợi lên từ sự chiêm nghiệm sâu sắc về sự sống, về những biến chuyển vần vụ của tạo hóa. Sự thực thì, kinh nghiệm hành thiền, kinh nghiệm chứng ngộ không bao giờ rời xa thế tục, thậm chí đứng trong thế tục để quán - định và truy cầu chân lý tuyệt đối, nhằm siêu vượt lên những giới hạn của thế tục. Vậy thì, thơ như là một kinh nghiệm sống, một kinh nghiệm thẩm mỹ, trong dáng dấp của một công án, tứ thơ luôn là sự hòa quyện của ý và tình nơi kiệt cùng của suy tư và xúc cảm, có thể nào rời xa thế tục?:

ai là kiếp trước của ai

giống nhau chiếc bóng đổ dài từ chân

                                                                     (Giọt nắng tràn ly)

Không phải là một chất vấn, hai câu thơ hé mở một thức nhận về những khả thể nhân quả cùng quy luật tồn tại của nhân sinh. Thức nhận này rất có thể sẽ thêm một lần nhắc nhủ chúng ta về cách sống, bởi giới hạn của vô minh không cho ta tham kiến những cõi sống luân hồi vạn kiếp.

Thế giới tự nhiên trong thơ Trần Lê Khánh là một đối ảnh của thế giới tinh thần thi nhân. Trong cái nhìn thấm đẫm thi tính, thế giới tự nhiên hiện ra đầy khắc khoải:

dần dần

sông cạn đến mức

con cá đớp được

đám mây khô

                                                                        (Bối thủy)

Tự nhiên là ngôi nhà của nhân loại. Nhân loại chỉ là một thành viên của trái đất, vô cùng bé nhỏ giữa vũ trụ. Thế nhưng, chính con người đã hủy hoại đi môi trường sống của mình bằng những tham vọng chế ngự, làm chủ tự nhiên. Bài thơ Bối thủy của Trần Lê Khánh không chất vấn, không kết án, không đề xuất, chỉ lặng lẽ phác nên hình ảnh con cá đớp vào đám mây khô như là hình tướng của cái chết. Những dòng sông, những hồ đầm, những đám mây kiệt quệ, khô cạn, là hiện thân của sự sống bên bờ hủy diệt. Chợt nhớ, một lần nào đó, trong những sáng tác của mình, Nguyễn Quang Thiều gọi đám mây là linh hồn của những cái hồ, lang thang, trôi dạt. Không còn chỗ nào cho những linh hồn ấy trú ngụ trong các thành phố ken dày cao ốc và chằng chịt những con đường bê tông. Quả thực, hình ảnh con cá đớp được đám mây khô mà Trần Lê Khánh hé mở tạo nên những ám ảnh không nguôi cho chúng ta về thực trạng môi trường sống hiện nay.

          Những công án thời hiện đại trong thơ Trần Lê Khánh là một cách nói nhấn mạnh hơn đến sự khải thị của thơ từ cảm quan thi sĩ. Một lần nữa, chúng ta cần phải nhắc lại rằng, việc diễn giải công án là điều không thể và không nên. Chứng ngộ diễn ra trong im lặng, vô ngôn, hoàn toàn riêng tư, cá biệt. Tự lĩnh hội và không nói ra, không diễn giải, không suy luận, đó là bí ẩn của cảnh giới tối cao này. Tuy nhiên, như một hình dung có tính nghệ thuật, công án thời hiện đại là một ví von về khả năng hé mở những nhận thức tinh tế, sâu kín về tồn tại của nhân sinh và thế giới. Trần Lê Khánh làm thơ ngắn, kiệm lời, hàm súc, với những khoảnh khắc trực nhận về thân phận, con người, thế giới trong hoàn cảnh hiện đại, có thể xem là một dạng thức gần gũi với công án. Trong truyền thống tối giản mà minh triết gợi từ ca dao, tục ngữ, từ những bài haiku hay bức tranh thủy mặc, những bài thơ ngắn của Trần Lê Khánh lấp lánh vẻ đẹp thức nhận, nở giữa hư vô, nghiêng chạm vào bờ giác.

TS. NGUYỄN THANH TÂM

 

REVIEW

Tran Le Khanh's poetry – the modern koans

Abstract

Poetry perception is a unique state, similar to a Zen koan, because of the profound, quiet, and erudite wisdom that occurs in the poet's spiritual world. Poetry is a wonderful moment of soul and mind enlightenment, not just reason or emotion. It is the distillation of long, exhausted thoughts. In the enduring indulgences between love-compassion and anxiety, it is the light of emotion that flickers. Poetry is thus transcendence, but because it is entirely subjective, it is also an experience in and of itself. This article is based on the similarities between poetry and Zen koans, surveying Tran Le Khanh's poetic world in order to find modern perceptions with the poet's “self-enlightenment” nature.

Keywords: Tran Le Khanh, short poem, modern koan, self-enlightenment, Zen-Buddhism…

1. Poetry as a manifestation of the koan?

A koan, according to Buddhist precepts, “is a public testimony that establishes a criterion of judgment by which one can test one’s exact grasp of Zen” (Daisetsu Teitaro Suzuki, Essays in Zen Buddhism, second series, translated by Truc Thien, Tp.HCM Publishing House, 2001, p. 91). In other words, a koan is an event that leads to the attainment of Great Enlightenment. It is self-evident truth that cannot be debated or interpreted because it transcends the realms of text and speech. Zen's highest realm is silent self-realization.

In silence there is everything. People, on the other hand, wrote and talked a lot about the silence. Daisetsu Teitaro Suzuki made a rather amusing remark here: “Whoever makes a fuss about the story of Enlightenment is not a true disciple of Bodhidharma” (Essays in Zen Buddhism, p. 18). Interpreting the koan appears to be a violation, even a distortion, a betrayal of the koan's state and nature. So, how do you express that state of wisdom-filled stillness? When the truly enlightened are silent, and the majority of people are still trapped in the human realm of karma, thankfully, humanity has discovered art as the most subjective form of expressing personal enlightenment. Art - we emphasize poetry here - is it the embodiment of the koan, saving living beings in their transcendent aspirations? Thinking about Tran Le Khanh's poetry from that perspective, we have a poetic system that allows us to describe the appearance of modern koans while also eliciting dimensions of perception in the poet's mind. Not completely reflecting Zen Buddhism, we come across koan moments scattered throughout The Dance of Luc bat (2016), The River Never Hurries (2017), The Day is a Leaf (2018), The Dance of Luc bat, full set (2018), The Sunlit Overflow the Glass (2019), The Place of Nowhere (2020), The Beginning of Water (Vietnamese – English bilingual, 2021) … Tran Le Khanh's short poetry is a minimalist expression with an mind toward silence. In terms of ideas - themes, perceptions expressed in poetry are distillations and conclusions from life's journey - the journey of experience, from which the poem idea emerges as a koan moment. Regarding the theater of aesthetics, Tran Le Khanh's short poetry is associated with contemporary life, where people are confronted with a plethora of situations and events. Poetry emerges from such circumstances, quietly touching people's hearts and arousing thoughts and feelings about the meaning of life, love, or the natural laws of survival and extinction. To some extent, in poetic aesthetics, the silence, connotation, and multi-meaning arising from peak moments of mood - poetry contemplation can be thought of as a state of closeness to the koan. Haiku poetry is an excellent example of this resemblance. In Vietnam, short poems of two or three lines, minimalist poetry... can also show the following magical and mysterious qualities:

 

the cloud

breathes

inside a drop

of dew

(for ever)

 

Was not that a moment of enlightenment? Tran Le Khanh indeed had a moment of silence as he realized life, transformation, and transmigration in the breath of clouds and the shadow of dew. Instead of simply describing clouds or dew, concentrate on the gentle breath of things. It is a “direct experience of being” that results from a “intuitive leap” (Chan Nguyen, Nguyen Tuong Bach, Thich Nhuan Chau, Buddhist Dictionary, Ton giao Publishing House, 1999). As Daisetsu Teitaro Suzuki put it, “what is being if not the ultimate nature of things?” When putting aside pre-existing knowledge and experiences to realize the “essence” of existence, we see the meeting of Zen Buddhism concepts with Phenomenological philosophy. Tran Le Khanh did not write in Zen language or use philosophical concepts, but the essence of existence still fluttered and breathed in the poem's image and rhythm.

2. Human condition in the secular world - from poetry to koan

Tran Le Khanh's poetry contains insights into the modern human condition in life relationships and the boundless things of the universe. It could be a shadow, hair, face, footprints, hands, folds of clothes, or something hidden in the wind, dew drops, sunbeams, leaves, roads, rivers, seas, dawn or dusk, even fragments, bitter taste, or the smell of time... In fact, each object mentioned contains an experience of the subject, as well as the koan that people will understand if given the chance. Writing about the human condition, Tran Le Khanh does not try to explain the condition of the lyrical self - a representative personality, along with its opposites - other people and the world (because, perhaps, the author understands, the more he talks, the further away from the truth), he just quietly seized the moment that identity dawned on his existence:

at dusk

the wanderer

has passed by his life

the shadow

(coming home)

 

It's difficult to say whether a sunset is a traveller or a traveller within a sunset. It is also hesitant when the shadow conjures up images of loneliness (alone) while also evoking an object (the shadow)... However, loneliness remains the poet's central concept-perception of the human condition. Loneliness is the poet's persona. As a result, “coming home” cancels out any states that may appear in the poem. Loneliness could be considered the essence of human existence.

We are born passive, live in solitude, and each individual is a separate world that has nothing in common with anyone else. Above all, each person's biological-cultural-historical structure is distinct from the others. As a result, meeting and communicating are always just attempts to alleviate loneliness, but often helplessness. Although the Zen experience is not self-directed, enlightenment is a process of personal transcendence that requires personal effort.

Was not it only Kassapa, out of all the disciples, who recognized the mystery in the lotus the Buddha gave? That experience emerges from within after a long period of cultivation and watering. Tran Le Khanh mentions his lonely condition, as well as the journey of being a tired person, in his poetry. Coming homeis the final realization that leads to the creation of a world of regression in which people seek refuge and are saved. Going home is the solution to the roving and unwieldy concerns:

the dusk holds onto the clouds

like the deep sea pretends to hold the waves

but the waves inside you

where do they go

(holding on)

holding on contains a “revelation” and perhaps the deep sea is in need of comfort as well. Readers are suddenly aware of the sacrifices, the treachery that has gone unnoticed, and the anxious expectations. It's not just about waves and deep sea beds, sunsets and clouds. Chao-pien (a lay-disciple of Fach’uan of Chiangshuan) attained great enlightenment (Devoid of thought, I sat quietly by the desk in my official room/ With my fountain-mind undisturbed, as serene as water/ A sudden clash of thunder, the mind-doors burst open/ And Io, there sitteth the old man in all his homeliness – Quoted by Essays in Zen Buddhism, p. 31) like a sudden clash of thunder. Chao-pien's great enlightenment can be seen in the poem's final sentence as a state of transcendence, despite the fact that he is “still sitting in his homeliness.” It was a cognitive leap. In the depths of the sea, the caress of the waves, the restless sunset, the clash of thunder, the finger pointing to the moon, the scream, or the top of the mountain, the universe is a great koan. The great opportunities for enlightenment can be hidden in fire, in the echo of bells, in the paradoxical and fragmentary tradition of the saints... Who knows, when someone reads Tran Le Khanh's poem, they will look deeply into their hearts to listen to the waves, silences, watching or waiting... That is not the only way to look at it. We are “still sitting in our homeliness,” but are our minds and hearts the same as they were before the clash of thunder?

waves begin from somewhere in the vast ocean

people from somewhere in each other’s immense hearts

(judge a book by its cover)

 

This world is filled with desolation. The human heart's insensitivity cannot recognize the sobbing of a dewdrop, the breath of a cloud, or the rhythm of the waves in the deep sea. Tran Le Khanh's compassionate verses are a silent way of discussing the human condition, the reason for living, and the meaning of life. Human beings are so small in comparison to the universe, nothingness, and dharmas, and human life is so short that even love is not enough time, so why are they doomed to each other's misery? These depressions are the antithesis of love:

 

one hundred years is only an infinity

time doesn’t know how to stop

 

so he sends her a hello

to keep the sadness intact over centuries

(investor)

 

Skepticism can be defined as hesitating in the face of time and the possibilities of existence. Doubt can breed even more doubt. However, great doubt is the foundation of great enlightenment. Human sadness, after all, is a universal state in the realm of ambiguity. Tran Le Khanh's poem addresses three natural human problems: uncertainty, time, and sadness. Knowing that in order to behave with one another, not to fall into sorrow, to live amidst life (a Zen term for samadhi),... is truly a wonderful “Investor.” Tran Le Khanh, not being a dignified person to ponder anything metaphysical and abstract, only spoke about greetings as a signal sent out into nothingness. As Thich Nhat Hanh once said, a greeting is like a seed that needs to be watered. Tran Le Khanh refers to it as “Investor,” which seems more in line with the spirit of modern ecology. The “profits” earned as a subject, an ego, can be peaceful loves blooming in the midst of confusion and indeterminacy.

3. Perceptions about others and the world

The subjectivity of poetic experience is very close to the personal nature of perceiving truth through Zen koans. After all, the 1,700 koans on a meditator's path are not necessarily wealthy in comparison to human reality. The koan system summary, which is said to aid meditator comprehension, can also be a self-limitation that Zen Buddhism always requires breaking the upadàna and overcoming. The variety of human life, the unique subject identity in each individual, each situation, the differences due to internal and external conditions... have broadened the range of enlightenment possibilities. Poetry, in its own right, is a way of supplementing these possibilities.

The poetic energy of an ordinary poet is concentrated in three places: the lyrical self, the lover, and the world (Chu Van Son). In the view of identity, we recognize the shadow of the lyrical self ascending. In this section, the survey of the lover's and the world's image serves as a reference from the lyrical self's point of view, mood, and attitude. However, when it comes to “collision” with the koans, the individuality of the poetic experience, as envisioned, is very close to that of Zen Buddhism. As a result, we can move from poetic to Zen experience by reading Tran Le Khanh's short poems, which allow us to approach human existence and the world in the poet's sense:

in the temble

of human beings

she holds the torch

to clean the night

(her job)

 

It reminds me of the temple for the human soul in Ayn Rand's famous novel The Fountainhead. A temple for the human soul that does not rise to heaven but spreads over the earth, quietly accepts the earth, does not cling to the earth, does not bow to the sky, does not make people feel small, and waits for humans to enter so it can be complete. The temple's centerpiece is a statue of a naked woman that reads, “It is the soul of humanity.” Tran Le Khanh's poem reveals a koan through the image of a woman - me - holding a torch to clean the night. That is the concept of a woman's saving power. The darkness is an impediment, a blunder, an ignorance... The other torch can be a fire from the heart, from love, sometimes against or beyond logic, to awaken the light in human soul and spirit. The poem's modernity is that it opens up the view of a woman's ability to save and purify the world. That must have been what the Buddha had in mind when he said that human tears are equally salty and blood red is the same for both men and women... Women's softness and flexibility are not the foundation for promoting Buddha nature in people? Remember that in Vietnam, as Nguyen Xuan Khanh once discussed in his novel Bring Rice to the Pagoda, a man goes to the communal house and a woman enters the temple. The woman’s very nature has collided with Buddhism's converting energy, bringing people to kindness.

Not only does Tran Le Khanh's poetry highlight women's ability to save and purify, but we also encounter another koan concept related to women, which is the compatibility of the image of a woman with immensity. Immense is a word used to describe the infinite universe, the unfathomable realm. The poet miraculously gives meaning to what appears indescribable by juxtaposing the visible concrete with the invisible, formless:

autumn

her smile

an absolute fit

with the immensity

(innocent)

 

The beauty of the place is created by that smile radiating into the space. That is life, the realm of life, as well as the past, present, and future. There is faith and love in that smile, as well as care and affection. Not great speeches, but poems that sparkle in the autumn sun. A smile, like a magical event, makes us appreciate life and people so much more.

Tran Le Khanh's poetry evokes the energy of poetry, elicited by deep contemplation of life and the poetic changes of nature. In fact, the experience of meditation, the experience of enlightenment, never leaves the mundane, even standing in the mundane to contemplate - samadhi - and pursue the absolute truth, in order to transcend the world's limitations. Then, in the form of a koan, poetry as a living experience, an aesthetic experience is always a blend of mind and love, at the end of thought and emotion, which can never leave secular world?

 

who is whose past life

their shadows fall long from the legs

(the Sunlit Overflows the Glass)

 

Without a doubt, the two verses reveal an awareness of the causal possibilities and the law of human existence. Because the limit of ignorance prevents us from visiting the realms of samsara, this awareness will most likely remind us of how to live once more.

In Tran Le Khanh's poetry, the natural world is the polar opposite of the poet's spiritual world. The natural world appears anxious in a poetic gaze:

time after time

the river is so low

fish bite

at a dry cloud

(end of the world)

 

Humanity's home is in nature. Humanity is only a small part of the Earth in the grand scheme of things. However, it is man's ambition to dominate and master nature that has destroyed his living environment. Tran Le Khanh's poem end of the world does not question, condemn, or propose anything; instead, it simply outlines the image of a fish snapping into a dry cloud as a form of death. The rivers, lakes, and exhausted, dry clouds represent life on the verge of extinction. Nguyen Quang Thieu once described clouds as the souls of lakes, wandering and drifting, in one of his compositions. Such souls have no place in cities lined with tall buildings and crisscrossed with concrete streets. Indeed, Tran Le Khanh's image of a fish catching a dry cloud creates unrelenting obsessions for us about the current state of the environment.

            The modern koans in Tran Le Khanh's poetry emphasize the revelation of poetry through the poet's senses. We must emphasize once more that interpreting a koan is impossible and should not be attempted. Enlightenment occurs in silence, without words, in a completely private, individual setting. The mystery of this supreme realm is self-understanding and not saying, interpreting, or inferring. The modern koan, on the other hand, is an example of its ability to reveal subtle and profound perceptions of human existence and the world as an artistic visualization. Tran Le Khanh writes short, succinct, and concise poems with moments of insight about modern life's status, people, and world, which can be considered a form similar to koan. In the minimalist tradition that wisdom evokes from folk songs, proverbs, haiku songs or ink wash paintings, Tran Le Khanh's short poems sparkle with perceived beauty, blooming in the middle of nowhere, leaning and touching the shore of enlightenment.

NGUYEN THANH TAM, PHD