Thơ rất cần tri âm
Nhà thơ Trần Lê Khánh
Tôi vẫn luôn cho rằng nếu chỉ dạo chơi, chỉ vỗ nhịp hát với những âm điệu, hay choáng ngợp với màu sắc lung linh của thơ một thoáng. Rồi thoải mái đi qua bằng những xưng tụng phù phiếm là có lỗi với thơ và người làm thơ. Là vô tình tạo cho thơ có cơ hội làm dáng, có lý do để phô diễn. Thơ thực sự không cần hình thức, cái thơ cần là... đánh thức! Người làm thơ sống bằng cảm xúc. Cảm xúc nằm trong câu chữ làm thành thơ, đôi khi thành những mâu thuẫn, những dị biệt. Điều này dễ dàng nhìn ra trong thơ Trần Lê Khánh. Có những câu thơ của Khánh làm ngẫn ngơ, làm lắng đọng mọi thứ khi đọc, những câu thơ đầy ắp nghĩ suy, tràn ra trên giấy, rồi gom lại làm thành một vùng sáng, một vòng tròn và để rồi, lại ngạc nhiên khi thấy một vòng tròn hở!
Có cái gì đó như thiếu, như không trọn vẹn, như bỏ lửng, như mệt nhoài sau một lần rượt đuổi với ý tưởng. Nó như chỉ dành cho người viết. Nó làm cho người đọc hụt hẫng, nuối tiếc vì cái bước đi ngập ngừng của người viết. Hình như với Khánh, thơ ở một thế giới khác, thơ mang hơi thở của cuộc sống, nhưng không phải là một thông điệp. Thơ là để chiêm ngưỡng, là một thứ liệu pháp, là một chút gió chiều êm ả, xua đi cái nóng bức của những xô bồ thường nhật. Ngôn từ nhẹ nhàng, chôn trong những câu thơ Khánh là những hình ảnh chìm khuất, sâu lắng. Cách diễn đạt có khi xa lạ với những gì thường thấy. Đơn giản là Khánh có ít bạn thơ, ít có cơ hội trao đổi về thơ với bạn bè văn nghệ. Khánh ôm lấy thơ như ôm lấy khoảng trời riêng của mình. Để rồi ôm luôn cái cách biệt, cái khoảng trống không đồng đều. Cái thâm trầm, sâu sắc, lại xen lẫn, đồng hành với cái bất chợt, cái thoáng qua của những cảm xúc trong bài thơ.
Ai đó đùa cợt: “Những nhà thơ chỉ... lớn khi ngồi với nhau!”. Ngẫm ra lại đúng! Cuộc sống vốn hối hả, vốn khắc nghiệt, mấy ai rảnh hơi đi phân tích, đi đào xới cái bên dưới một bài thơ. Người làm thơ vùng vẫy, chết đuối trong con sông cạn của mình, vì thiếu đồng bọn, thiếu tri âm và thiếu luôn cái không khí thơ để thở, cái không khí hiếm hoi chỉ từ những người bạn thơ.
Bắt đầu từ cái tựa tập thơ “Dòng sông không vội”. Là câu hỏi hay câu trả lời? Hỏi cho một thói quen và trả lời cho một thuộc tính. Cũng có thể như những góp nhặt, làm đầy thêm cho thứ hành trang của một cuộc chơi, một hành trình đi tìm lấy mình của Trần Lê Khánh. Tình cờ hay sắp sẵn, thì dòng sông thơ của Khánh cứ vậy, chậm rãi và cân nhắc. Nó không vội chảy, nó trôi, thấm vào cây cỏ ven bờ, và cây cỏ nở hoa:
"... cánh hạc
chia đôi cánh đồng
bờ đông hoa rực
nuốt ực giọt phù sa
sóng dạt xa
bước một lần nước
bạc đầu ở cửa biển chơi vơi
mưa rơi
hối hả phương trời
dòng sông không vội
(trang 31)
Mây đen nhiều tất có mưa. Đi tất tới, tìm tất gặp. Nhưng cái trong thơ Khánh không phải để tìm đến một nơi nào đó, mà chính là để hình thành một thứ gì đó:
"... đêm giấu bớt bình minh
ngày giấu mấy mặt trời
đỉnh đồi căn nhà trống
đợi chờ cái rỗng không
... tuyết rơi theo dấu chân
người bước lần dấu tóc
ngày thần tiên bật khóc
giọt nước mắt trên mây..."
(trang 13)
Sinh tử là lẽ tự nhiên của trời đất! Lá sinh ra là để rụng. Vội hay không, thì cũng về với đất, hay thành tro trong lửa. Và ngọn lửa gửi gắm gì trong mớ tàn tro đó:
"... chú tiểu đốt đống lá đa
thoáng chốc ngọn khói già
vầng trăng rằm đau đẻ
những linh hồn thứ ba
gió thổi đống tro ra
lách tách, tàn dư bay lả tả
đem theo từng đốm lửa
về sáng gốc cây ma"
(trang 17)
Nhìn và thấy khác nhau. Cái thấy của những người làm thơ cũng khác nhau. Tôi không muốn quàng vào thơ bất kỳ một kiểu dáng hay một danh xưng nào. Điều đó chỉ làm cho thơ trở thành bó buộc và nhận chìm nó. Tôi thích những câu thơ này của Khánh, đơn giản chỉ vì một cái nhìn thánh thiện mà lại rất người:
"con chim đậu trên chiếc lá vàng
kiếp sau cả hai sẽ hoá người
thành đôi tình nhân mỏi bước
tìm về gốc cây cũ
chờ nhau
(trang 51)
Thơ Khánh có nhiều về mùa thu. Đành phải không vội để buông thả cho hết những cảm xúc của mình, mà theo dòng sông vừa trôi vừa nhìn dưới chân, để thấy gió và để nghe tiếng lục lạc, không phải khua mà ngân, cái tiếng ngân mộng mị, níu kéo:
"em đi ngang
thu đỏ dần
gió chảy dưới dòng sông
con cá nằm mơ đeo chiếc lục lạc hồng
ngân"
(trang 57)
Thực ảo ở đâu? Sông trôi ra biển, sông vẫn còn là sông, trong lòng biển. Đã thấy vô cùng đâu? Sao không cứ hồn nhiên như những giọt sương sớm mai, thản nhiên với những gảy khúc và gập ghềnh trong đời:
"giọt sương đùa chiếc lá khô
bỗng thần ánh sáng mang lưỡi gươm công lý
bắt giọt sương trở về trời
linh hồn giọt sương ở lại
ôm chiếc lá khô
đi vào địa ngục bóng tối
hồn nhiên"
(trang 63)
Dù vội hay không thì dòng sông vẫn chảy, vẫn bỏ lại sau lưng những buồn vui. Mặt trời không lặn hai lần trong một ngày! Vì ai:
"mưa dài ra đi
bỏ rơi buổi chiều ảm đạm
nước mắt dài ra đi
bỏ rơi người con gái
gió, tiếng hát và con đường nán lại
bỏ lại ngày mai"
(trang 121)
Đã đi qua cuộc đời là nợ nần chồng chất. Yêu thương và khổ đau ghì chặt. Con sông cõng bao nhiêu bóng trăng, bao nhiêu lần chiều xuống trên lưng, làm sao nhớ hết. Có chậm mấy để mang cũng có còn đâu.
Mỗi ngày luôn bắt đầu bằng một mặt trời cũ (PCT). Thôi:
"trời đỏ
đêm nhạt dần
linh hồn mỏi
trên những vết son"
(trang 141)
Có những thứ không biết từ đâu tới, vì sao mà có, nhưng luôn ở bên ta. Đi theo ta, gắn chặt không rời vào đời ta như một lời nguyền! Những câu thơ làm thành chiếc bóng, hay chiếc bóng là những câu thơ. Nó quen thuộc đến mức, đôi khi ta quên mất người bạn đồng hành của mình. Rồi một chiều nào đó, chợt thấy mình vô tâm, thấy mình tệ bạc. Rồi vội vã nhặt nhạnh lấy nó, như nhặt những tháng ngày đã qua:
"lão tiều phu
chiều chiều
vung búa bổ vào bóng mình
đã tám vạn bốn ngàn lẻ tịch lần
bó chặt từng cái bóng
nhiều bó nặng
gánh về đâu?"
(trang 127)
Những câu thơ trú ngụ trong người, làm ấm một mùa đông, làm mát một mùa hè, làm vàng đi nỗi nhớ của một mùa thu. Mùa thu trong thơ Khánh thiếu lá vàng, thiếu tiếng xào xạc của những âm thanh tiếc nuối, nhưng lại có rất nhiều thứ đã mất đi, lẫn khuất đâu đó ở trong một bóng hình. Thu ở trong em nhiều tới mức như khi có em, đã không còn gì để mất nữa:
"mùa thu trắng tinh như tờ giấy
vì em đã về
anh và rừng lá xưa vàng úa
làm thu lần này
không còn gì để phai"
(trang 143)
Mà thực sự thì ta có mất gì chăng? Hay chỉ là những thứ vay mượn, những thứ đi qua và ghé lại, như tìm ở ta một chốn dừng chân. Những thứ không ngừng rượt đuổi, chen chúc, xô lấn, khuấy động sự bình yên trong ta, rồi lặng lẽ rời xa. Và ta lại đi tìm, tìm thứ lầm tưởng là thật, là của mình, mà vá víu, mà lấp cho đầy khoảng không mộng tưởng:
"đêm dài u uất
bình minh mờ ảo
con cá đỏ quyết tìm sự thật mặt trăng đáy nước
nó chợt lắc đầu
đớp vào bóng lưỡi câu"
(trang 217)
Tim đó và có thể thấy đó. Nhưng để làm gì? Biết có giữ lại được không:
"linh hồn mây là chiều mờ
linh hồn cỏ là chiếc lá khô
linh hồn sương khói là người
trong mơ"
(trang 199)
Muốn hay không thì ta vẫn là ta. Là của ngày xô bồ, nắng gió. Là của đêm tịch mịch, là của những hư không dư thừa định nghĩa. Đêm trong thơ Khánh là đêm của hồn, của lòng, của trăng, của cái cõi không vô bờ:
"đêm
hồn như bong bóng
cõi lòng đêm trăng
... đêm
xác bóng sum vầy
hồn trăng thanh vắng
tròn đầy
cõi
không"
(trang 179)
Tôi không ghi lại những tựa đề, không phân chia tập thơ thành những khoảng rời nhỏ bằng những cái tên có sẵn trong đó. Bởi với tôi, thơ Khánh như một dòng sông chảy chậm, không có chỗ để dừng lại, trong ngần sỏi đá dưới chân:
"mây xoa ngọn đồi
sỏi đá mềm như khói
tháng là ngày dần
giờ là phút lân mẫn
giây là chớp thậm thâm
thuở sát na, trời lỡ tay thả núi trần
thiên thu, là mây đong đưa chiếc áo"
(trang 73)
Ở một nơi không có chỗ cho thời gian, như "Dòng sông không vội”. Tôi luôn muốn gặp một thứ gì đó thật thơ. Thứ gì đó làm cho người ta lọt thỏm vào trong khi đọc. Thứ gì đó thoát ra ngoài những khuôn sáo, những câu thúc có sẵn. Không phải bằng ảo diệu của ngôn từ, mà bằng chính cái chợt đến. Cái bật ra như một tiếng kêu thảng thốt, từ tận bên trong mớ lùng nhùng của vô thức, hoá thành thơ! Và tôi đã có được phần nào mong muốn của mình khi đọc tập thơ này. Tập thơ còn nhiều, con đường thơ của người thơ Trần Lê Khánh cũng còn dài. Tôi cũng không vội, cứ ngồi xuống, cứ chìm đắm trong cái thế giới thơ của Khánh, nhẩn nha mà chờ đợi. Chờ những mảnh vỡ mộng du, vá lại một mùa thu đang vỡ:
"bầu trời bong mảnh sầu
những chiếc lá me bay cao
vá lại mùa thu đang vỡ
gió bất lực
con đường gục đầu bên gốc cây sâu
cỏ tróc màu
hư vô chảy máu"
(trang 245)
Ngô Đình Hải
Tập thơ "Ngàn bài thơ khác" của Trần Lê Khánh
REVIEW
Poetry needs soulmate
About the book “the River never Hurries”
Tran Le Khanh's poetry has emerged as a literary phenomenon in recent years. This author's poetry has received numerous awards, but it appears that Tran Le Khanh's poetry, in particular, and poetry in general, require wider readers than certificate of merits.
I've always imagined that if I was just walking around, clapping and singing melodies, or being overwhelmed by the shimmering colors of poetry for a brief moment. Then feel free to go ahead and make frivolous claims about poetry and poets. It unintentionally provides poetry with an opportunity to pose, a reason to brag. Poetry does not require form; rather, poetry requires... awakening! Poets are driven by their emotions. Emotions are contained in the words that compose poetry, sometimes in contradictions and differences. The poetry of Tran Le Khanh makes this clear. Some of Khanh's verses are so full of ideas that they spill out onto the page, gather into a bright halo, a closed circle, and then surprise you once more when you see an open circle that everything seems to calm down when you read them.
There is something lacking, something unfinished, like being let down or worn out after pursuing an idea. It seems to be exclusive to writers. Because of the writer's hesitant step, it leaves the reader feeling disappointed and regretful. Khanh has the impression that poetry exists in a different realm and conveys life's breath without conveying a message. Poetry is a tool for reflection, a form of therapy, and a cool afternoon breeze that chases away the heat of the daily grind. In Khanh's verses, gentle words are interspersed with subtle, profound images. His poetic expressions appear to be unusual in comparison to what is commonly seen. Khanh simply has few poetic friends and rarely gets to exchange poetry with his artistic friends. Khanh embraces poetry like embracing his own sky. Then embrace the variation, the uneven void. The profound, the depth, are mixed with, and accompany, the poem's sudden, fleeting emotions. “Poets only... grow when they sit together!” someone once joked. This may appear to be true! Life is inherently hectic and harsh, and few people have time to analyze and delve into the depths of a poem. Due to loneliness, misunderstanding, and a lack of the rare poetic air that can only be found among poetic friends, the poet struggled and eventually drowned in his dry river.
“The River never Hurries,” as the poem's title suggests. Is it the question or the answer? Inquire about a habit and receive an answer about an attribute. It may also resemble the gathering and packing of a game's luggage or Tran Le Khanh's journey to discover who he is. Khanh's poetic river, by chance or design, flows slowly and thoughtfully. It takes its time flowing; it drifts, seeps into the plants by the shore, and the plants bloom:
the river flows its body rolling out to the sea
the mother embraces her child
the symphony embraces the music
bird wings
split the field in half
the eastern shore flowers are reddest
deeply swallow specs of alluvium
waves travel far away
one step into water
hairs whiten at the door of the ocean
rain falls
rush at the horizon
the river never hurried
the river never hurried, page 31
Rain will fall if there are lots of dark clouds in the sky. Searching will always turn up what you're looking for, just as going will always get you there. But what Khanh's poetry does is form something rather than find a place:
…the night hides a part of the dawn
day hides many suns
on the hill a vacant house
waits for emptiness
…snows chase the footprints
men probe the trace of hair
the day angel suddenly cries
her tears lie on a cloud
(page 13)
Life and death are the natural cycles of heaven and earth! Leaves are born to fall. Whether hurried or not, it will return to the earth or to ashes in the fire. And what message does the fire convey in the ashes?
…the small monk burns the banyan tree leaves
the smoke ages in a moment
the full moon’s in labor
to deliver the third soul
the wind blows out the ashes
the leftovers crackle
bring along spots of fire
to light the ghost tree
(page 17)
Look and see are not the same thing. Poets' perspectives differ as well. I don't want to give poetry a style or a name. That only binds poetry and drowns it out. I like Khanh's verses because they have a holy yet very human perspective:
a bird sits on a yellow leaf
where in the next life both incarnate into humans
become a tired couple
searching for their old tree
waiting for each other
(page 51)
About autumn, Khanh writes a lot of poetry. Instead, let's follow the river while keeping our eyes on the ground, listening to the wind, and hearing the dreamy, clinging sound of rattles and rattles that aren't rattling but humming instead:
she passes
the autumn reddens gradually
wind blows at the bottom of the river
the fish sleep dreaming to wear a pink cat-bell
to modulate the sound
(page 57)
Where are reality and illusion? The river flows into the sea and remains a river on the seafloor. Have you ever seen the infinite? Why not be as innocent as dew drops in the morning, oblivious to life's twists and turns:
the dew drop plays with the dry leaf
the angel of light with her sword of justice
catches and binds it to the sky
the soul of dew hangs on
embracing the leaf all the way to hell
innocently
(page 63)
Whether in a hurry or not, the river continues to flow, carrying the joys and sorrows with it. The sun does not set twice in the same day! Because:
the long rain finally departs
leaves the doomed dusk
along its trail
the tear leaves the girl
the wind the song and the road stay over
leave the next day
(because of whom, page 121)
Having lived, one has accumulated debt. Suffering and love are entwined. How to remember everything when the river carries so many moon shadows and the afternoon is always at its back? There is nothing left, no matter how slowly it is brought.
The old sun always rises to start each day (PCT). So:
red sky
night fades
the soul weary
on the lipstick’s stain
(page 141)
There are some things that have no idea where they came from or why they exist, but they are always with us. Follow us, cling to our way of life like a curse! Shadows are made up of verses, or verses are made up of shadows. It is so familiar that we sometimes lose sight of our companion. Then, one afternoon, we found ourselves indifferent and unhappy. Then hurriedly picked it up, as if retrieving something from the past:
the woodsman uses his ax
to cleave his shadow at every dusk
8,400 times
tied up bundles of his shadow
some heavy but
where does he carry them
(page 127)
Verses live in the body, warming the winter, cooling the summer, and yellowing the autumn nostalgia. In Khanh's poetry, autumn lacks golden leaves and the rustling of regretful sounds, but there are many things lost, hidden somewhere in the shadows. Autumn is so invested in her that when he has her, he has nothing to lose:
autumn is pure white as blank paper
because she has painted
her lover and the old forest yellow
this autumn
has nothing to fade
(white autumn, page 143)
But what exactly do we stand to lose? Or simply borrowed things, passing and stopping things, like finding a place to stop. Things that are constantly chasing us, jostling us, disturbing our peace, and then quietly leaving. And so we go looking for what we think is real and ours, patching it up and filling the void with fantasy:
long and obsessive night
dawn not yet broken
the red fish persistently finds the truth of the bottom-water moon
it shakes its head
bite at the hook’s shadow
(page 217)
Find it and be able to see it. But for what purpose? Can you keep it even if you know:
soul of cloud is doom dusk
soul of forest is dried leaves
soul of frog is woman
in a dream
(how to keep it, page 199)
Whether we like it or not, we're still us. It was taken on a busy, sunny, and windy day. Of the night's solitude, of the redundantly defined voids. In Khanh's poetry, the night is the night of the soul, the heart, the moon, and the boundless space:
night
soul is a bubble
heart of the moon
…night
the bodies of shadows gather
the moon’s soul is empty
fully filling
the nothing world
(page 179)
I don't write down the titles or divide the poem into sections based on the names that are already there. Because Khanh's poetry reminds me of a river that flows slowly and endlessly, so clearly that you can see the rocks beneath your feet:
clouds massage the hill
the pebble is soft like smoke
months accumulate days
hours are intimate with minutes
seconds are a flash of deep thinking
from the time of sudden moments without intention, the sky dropped naked mountains
eternity a cloud to hang its shirt
(page 73)
In a place where time has no place, such as “the River Never Hurries,” I'd always hoped to meet something so poetic. Something that draws people in while they are reading. Something that transcends clichés and pre-existing sentences. Not through the power of words, but through the unexpected. What emerges as a scream from the depths of the unconscious mind becomes poetry! And this book of poems satisfied a portion of my desire. There are still many poems in this collection of poems, and Tran Le Khanh's poetic path is still long. I'm not in a hurry; all I want to do is sit down and immerse myself in Khanh's poetic world, patiently waiting for the sleepwalking fragments, patching up a broken autumn:
the sky peels off its skin of sadness
the tamarind leaves fly high
patch the broken autumn
the wind feels hopeless
the road bows its head on the stump
grass peels off its color
the nothing bleeds
(page 245)
Ngo Dinh Hai, poet