cart.general.title

Nhân loại tương lai trong thơ Trần Lê Khánh

Nhà thơ Trần Lê Khánh
 

1. Có “một ngôi sao sáng ở xa”

Tôi chợt nghĩ như vậy khi đọc tập thơ Xứ - rung một ngọn mây của Trần Lê Khánh. Cảm nhận đầu tiên là thấy như mình đang chiêm ngưỡng một vì sao. Vì sao lấp lánh lung linh thực. Nhưng có vẻ đang ở rất xa, mà thói thường, cái gì xa quá, ta dễ có cảm giác “kính nhi viễn chi”.

         Đó là một tập thơ lục bát 125 bài, lần lượt đánh số từ Xứ 1 đến Xứ 125. Xứ là “khu vực địa lí có chung một địa điểm tự nhiên hoặc xã hội nào đó”: Xứ Đoài mây trắng, Xứ Huế thương, Xứ Lạng, Xứ Quảng … Nhưng “xứ” của Trần Lê Khánh là gì nhỉ? Theo chuyển ngữ ngay đầu tập thơ, là “a place of nowhere” (“một nơi nào đó” hay “chẳng phải nơi nào”)? Thật khó trả lời nếu ta không bình tĩnh đọc và chiêm nghiệm hơn một trăm bài thơ của anh.

         Chọn thơ lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc, dễ viết tới mức người dân Việt Nam nào cũng viết được đôi câu - chính là cái dễ.  Và đấy cũng chính là cái khó “thật khó” nếu người viết muốn để lại dấu ấn cho đời cả nội dung và hình thức. Con cò lặn lội bờ ao/ Ăn sung sung chát, ăn đào đào chua,Bây giờ mận mới hỏi đào/ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? - những câu ca dao đã đi qua thời gian bao nhiêu thế kỉ mà chưa mấy ai vượt được. Cũng có nhiều nhà thơ Việt Nam từ cổ chí kim ghi danh mình trong “làng lục bát”. Điển hình nhất là Nguyễn Du (với Truyện Kiều). Rồi gần đây là Nguyễn Bính, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn… Quả là không nhiều!

         Vậy lục bát của Trần Lê Khánh có gì khác biệt: 1. Không có nhan đề (tít) riêng (vẻn vẹn chỉ một chữ “Xứ + số thứ tự”); 2. Hầu như tất cả các bài thơ chỉ có 8 câu, 4 cặp hiệp vần (riêng bài 13 có 4 câu 2 cặp và bài 24 có 10 câu 5 cặp); 3. Không có tên bài nên cũng không rõ tứ bài thơ bắt đầu từ đâu; 4. Không theo quy cách chính tả thông thường (viết hoa đầu câu thơ, viết hoa địa danh, viết hoa tu từ, không dấu câu…)… Đó là những khác biệt mà người đọc có thể quan sát bằng mắt thường. Nhưng như vậy chưa đủ để nói về lục bát Trần Lê Khánh vì sự khác biệt chứa đựng nhân loại tương lai không biểu đạt ở những thứ mà ta có thể quan sát bằng mắt thường ấy. Và bởi nghệ thuật vốn không để biểu đạt những gì chúng ta nhìn thấy.

         Trần Lê Khánh đã đi theo hướng khác biệt, chỉ muốn làm con kiến cắn một mảnh đêm/ đem về tổ để xây thêm ngày rằm? (Xứ 2) hay là chính cái nhan đề tập thơ thể hiện sự bạo dạn của anh, muốn từ cái “xứ” vô hình làm “rung một ngọn mây”?

         Đọc thơ cần một cảm xúc. Nhưng chỉ cảm xúc không thôi không thể có một cái nhìn toàn diện và chân thực cả một tập thơ. Tôi đành trở về sở trường của mình là chắt lọc từ những con chữ của tiếng Việt ngàn đời để nói về câu chữ Trần Lê Khánh.

 

2. Trập trùng con chữ, trập trùng thơ

         Nhà thơ là nghệ sĩ của ngôn từ. Nhưng nhà thơ chỉ là nghệ sĩ đích thực nếu sử dụng ngôn từ để diễn tả cuộc sống chứ không thể dùng kĩ năng để “làm xiếc” với chữ nghĩa. Nếu thế thì chữ nghĩa sẽ trở nên vô hồn vô cảm.

         Trần Lê Khánh là người thấu hiểu tiếng Việt. Có thể nói đọc lục bát của anh, ta thấy “trập trùng con chữ”. Mỗi cặp thơ lục bát (2 câu) anh viết đều thấp thoáng một ý riêng, rất riêng trong tổng thể của bài. Hãy giở ngẫu nhiên và chọn một bài bất kì: bài Xứ 28:

                           người như sóng nước lan tròn

                           ta ném hòn sỏi rơi non xuống hồ

 

hừng đông ngằn mé hoang sơ

                           chừng như đám lá đậu nhờ trên cây

 

                           thu về dốc hết heo may

                           đẩy con sóng nhỏ bên này xa hơn

 

                           hoàng hôn bỗng thấy tủi hờn

                           bao lần đổ xuống cô đơn chẳng đầy

 

         Bốn cặp, bốn ý nhưng vẫn có tính liên kết, mạch lạc (vần và ý) với nhau làm nên một thông điệp “hư và thực”: a) Mọi diễn biến sự tình theo chiều thời gian: cặp 1. người như sóng nước; cặp 2. hừng đông (buổi sáng); cặp 3. thu về (sang mùa); cặp 4. hoàng hôn (chiều xuống); b) có các sự tình nổi trội: sóng nước dưới hồ rung lên vì viên sỏi ném, những đám lá “đậu nhờ trên cây”, gió heo may đẩy lùi con sóng nhỏ, nỗi tủi hờn đổ xuống cô đơn…

         Gần như tất cả các bài thơ đều cấu tứ và xây dựng theo một bút pháp riêng. 125 bài tròn 1.000 câu với 500 cặp (lục bát). 500 cặp là 500 ý thơ (dù nhỏ, dù lớn). Tất cả đều thể hiện triết lí nhân sinh của tác giả. Triết lí đó, dù đậm dù nhạt được trải dài trên từng trang thơ.Triết lí nhân sinh ấy đã góp phần vào làm đầy lên khái niệm “nhân loại mới - nhân loại tương lai” trong thơ Trần Lê Khánh. Thơ anh luôn có sự hướng thượng bởi thế mà việc nhà thơ đi trước thời đại mình để hướng đến/ chạm đến thời đại tương lai, nhân loại tương lai bằng trực giác, linh cảm và nghệ thuật là điều có thể.

 

3. Chiều mơ lá rụng hai lần

         “Lá rụng hai lần” - đó là chuyện không bình thường. Cái không bình thường này ở phía nhà thơ (chứ lá muôn đời vẫn chỉ là lá - chỉ rụng một hướng chỉ rơi một lần).

Người đọc muốn tìm đến một “ngọn mây” để xem “ngọn mây rung” thế nào. Nhưng mới đọc ta chỉ nhìn thấy lá trong thơ anh. Lá xanh là một biểu hiện sinh động của thiên nhiên. Xa hơn là một phần tất yếu của cuộc sống. Ta gặp lá, đủ mọi sắc màu, cung bậc của lá:

                           chiếc lá đậu ở trên cành

                           bay đi bay lại thiên thanh một lần

                                                               (Xứ 52)

         và

hàng cây cúi xuống mà xem

                           chiếc lá rơi nhẹ chẳng thèm chiêm bao

                                                               (Xứ 30)

         và

đừng làm ra vẻ thanh tao

                           lá vàng mà rụng chừng nào cũng lâu

                                                               (Xứ 50)

mùa thu trình diễn đây này

                           một chiếc lá rụng làm thay cả mùa

                                                               (Xứ 7)

         Lá “đậu” (không “bám”) ở trên cành, rồi “rơi” và “rụng”. Chiếc lá cũng như người, có một số phận “bay đi bay lại thiên thanh một lần” “chẳng thèm chiêm bao” và rụng “chừng nào cũng lâu”, chính vì vậy mà khi nó rụng “làm thay cả mùa”. Sức mạnh của “cá thể” lá thật lạ, là sức mạnh của thiên nhiên tạo hoá. Ngoa dụ hay là một hàm ý gì đây? Con người cũng như chiếc lá trong thơ anh, cũng một vòng đời như vậy nhưng điều ý nghĩa nằm ở chỗ cách mà chúng ta sống và cảm nhận như cách mà chiếc lá đậu, rơi, rụng… Cả nhân loại nằm trong chiếc lá, đây chính là một hình ảnh mới mẻ mà Trần Lê Khánh đã đưa đến trong thơ.

         Nhưng chưa hết, điều dặc biệt còn ở chỗ, chiếc lá trong anh chính là một nỗi niềm, nỗi niềm về thân phận cuộc đời (có xanh, có bay, có vàng, có rụng). Sứ mệnh của lá là “xanh đến hết mình” và “vàng đến hết mình”. Nhưng lá của Trần Lê Khánh có khác. Lá còn có “bóng hình em ở đâu đó”, bên chiếc lá huyền ảo.

còn em đứng phía buổi chiều

                           hàng cây ném xuống bao nhiêu lá vàng

                                                               (Xứ 1)

bao la một chút lòng thành

                           em nhân bản cả màu xanh của trời

                                                               (Xứ 12)

         Lá có sức sống thật kì diệu. Em còn kì diệu hơn. Lúc như con tằm nhỏ nằm nhai lá sầu(Xứ 4), khi đem “nhân bản” “xanh hoá” cả bầu trời. Để cho cả không gian, thời gian thay đổi. Đến nỗi chiều mơ lá rụng hai lần/ tiễn nhau em bước lại gần hôm nay (Xứ 10). Em đang “bước lại gần hôm nay” là gần cái gì? Gần anh, gần cuộc sống hay gần ai đó?

         Bước vào Xứ của Trần Lê Khánh ta gặp “trập trùng lá”. Lá xanh, lá vàng, lá rơi… là thân phận cuộc đời của lá, của nhân gian. Ngẫm ra, đó chính là thông điệp mang tính nhân bản và khẳng định thêm cho tính “nhân loại mới - nhân loại tương lai” trong thơ Trần Lê Khánh.

 

4. Đã là ngọn lửa không khi nào buồn

         Thật lạ. Sau “lá” ta gặp một “cái buồn”. Nếu thống kê “định lượng” đơn thuần, ta thấy tần số của buồn hơi nhiều. Và ta cũng thấy một tâm trạng buồn trải dài qua nhiều câu thơ. Buồn đến nỗi ta về khóc mãi trong nôi (Xứ 63).

         Buồn là một trạng thái bình thường của cuộc sống. Cuộc sống nào mà chẳng có buồn và có vui (Niềm vui và nỗi buồn từng phút nối nhau qua - R. Gamzatov). Đó là lẽ thường ở đời. Ta hãy xem những câu thơ buồn của Xứ:

                           đêm gặm nhấm một vì sao

                           nỗi buồn cứ thế ừ ào cho qua

                                                               (Xứ 112)

                           em buồn xởi lởi vầng trăng

                           đêm buồn vừa vặn ở đằng mênh mông

                                                               (Xứ 14)

Buồn dài qua đêm, đến nỗi “gặm nhấm” cả đến vì sao trên trời (Buồn trông thấp thoáng sao Mai/ Sao ơi sao lặn nhớ ai sao mờ - ca dao). Buồn vượt qua vầng trăng kia để đến với mênh mông (Mênh mông trời hay mênh mông cõi lòng?). Nỗi buồn độc thoại vì ai, với ai? Nỗi buồn ấy từ đâu? Buồn từ câu lục lan sang câu bát. Lại lấy từ những câu thơ khác:

                           ta như ghềnh đá giữa chừng

                           nhìn dòng nước chảy sao ngưng được dòng

                                                               (Xứ 16)

cũng bởi:

dòng sông trở lại một mình

                           đôi bờ than vãn biết binh đường nào

                                                               (Xứ 38)

cũng bởi:

chiều buông xuống phố nửa chừng

cơn mưa mùa hạ rưng rưng giữa trời

                                    (Xứ 60)

cũng bởi:

                           người sướt mướt một hình hài

                           trăng tròn đang nở đến mai là cùng

                                                               (Xứ 20)

Và đến câu thơ này, mới thấy nỗi buồn của Trần Lê Khánh là nỗi buồn lớn lao của nhân loại:

                           quả đất quay mỏi lắm rồi

                           người ngồi trên đó chưa thôi hết buồn

                                                               (Xứ 67)

         Trái đất vốn quay và vẫn quay. Nhưng quay bao nhiêu mà “người ngồi trên đó chưa thôi hết buồn”. Như đã nói, nỗi buồn độc thoại Trần Lê Khánh ẩn giấu vào trong ừ thì đen láy con ngươi/ mà giọt nước mắt vẫn lười chảy ra (Xứ 19). Đến nỗi đặt mênh mông lên tay mềm/ nếu nắm lại chẳng có thêm được gì (Xứ 20). Buồn thực (đến nỗi thất vọng tận cùng) chứ chẳng chơi!

         Cái buồn là một phạm trù triết học. Ai cũng buồn nhưng sự thể hiện và ứng xử của mỗi người trước cái buồn là khác nhau. Chúng ta đừng nhìn cuộc sống màu hồng. Song chúng ta cũng đừng tô màu cuộc sống qua lăng kính màu đen. Coi cái buồn như “một phần thường có của cuộc sống” và thái độ tích cực nhất là khuất phục nó. “Hãy can đảm thắp lên một ngọn nến chứ đừng đứng đó mà nguyền rủa bóng tối - ngạn ngữ Anh”. Kể ra, suy nghĩ về cái buồn như vậy cũng không lạ. Tuy nhiên, ta vẫn thấy lạ khi đọc những câu thơ vượt qua cuộc đời, thể hiện chất nhân sinh rất thực của Trần Lê Khánh:

tôi gieo chiếc bóng của tôi

lên buổi chiều cạn đang bồi phù sa

(Xứ 18)

         Với nhà thơ “đường thẳng nào có ngắn hơn” (Xứ 17) - câu này có hàm ý “con đường vòng là con đường ngắn nhất”? Đây không phải là câu nói có hàm ý tiêu cực mà là một cách sống. Đi đến đích có nhiều con đường, đường dài đường ngắn, đường vòng đường tắt, phải biết chọn con đường hợp lí nhất. Anh nhìn thấy một ngôi sao sáng ở xa/ trải qua nhiều kiếp mặn mà thêm linh(Xứ 19). Và cũng:

vì em rất thích lung linh

                           ngôi sao sáng bị đóng đinh trên trời

                                                               (Xứ 16)

Ngôi sao cũng “bị đóng đinh” giữa bầu trời vì em đó. Nhưng em cũng “đừng tin” một cách dễ dãi:

                  đừng tin nỗi nhớ còn nguyên

                  như con sóng vỗ mạn thuyền rồi tan

 

                  đừng tin tri kỷ hồng nhan

                  giọt lệ vừa nhỏ đã tràn mênh mông

 

                  đừng tin vào tiếng chuông ngân

                  rót vào chiều muộn chẳng cần mông lung

                                                               (Xứ 21)

Giống như “lá”, “em” là chủ đề đặc biệt xuất hiện suốt chiều dài tập thơ. Chỗ nào cũng thấy “em”: còn em đứng phía buổi chiều (Xứ 1), em ngồi dựng lại ngày thơ (Xứ 5), em hờn ngọn gió heo may (Xứ 17), bàn tay em bấu vào mai (Xứ 25), em trưng ngày mới ra chưa (Xứ 44), em là ảo ảnh của thời hoang vu (Xứ 50), em rọi vũ trụ nguyên màu cho anh (Xứ 56), em tựa khuôn mặt lên mây (Xứ 67), em nghiêng chiếc má nhiệm màu (Xứ 72),em bỏ những tiếng ngoài tai vào lòng (Xứ 85), em đừng số hóa cơn mưa (Xứ 90), em bên đời sáng lung linh (Xứ 105), em xới ngọn cỏ cho thơm (Xứ 110), em giặt vài mảnh mây non (Xứ 117), em làm rụng chiếc bóng râm (Xứ 122), em ngồi nhặt cánh mây rơi (Xứ 124), v. v. và v.v.

Có phải là “em” (một phụ nữ đáng yêu) không mà toàn làm những chuyện động trời? Không phải. Là em mà lại không phải là em. Tác giả chỉ mượn em để truyền tải một thông điệp cuộc sống. Em xinh đẹp, mềm mại (tưởng yếu mềm) nhưng có sức mạnh mãnh liệt làm thay đổi cuộc sống, thay đổi cả thế giới, thậm chí vượt qua thế giới vươn tới các thiên hà (Em mềm như lá mà mãnh liệt như lá). Em là một hình tượng đậm tính nhân bản trong thơ Trần Lê Khánh. Hình ảnh em mạnh mẽ vô song qua cái nhìn triết lí và qua những kết hợp ngôn từ bạo liệt chưa từng thấy (một cái chớp mắt cũng lâu- Xứ 84). Em là cảm hứng bất tận và chính em đem lại năng lượng tối đa. Em giúp đời thắp lên ngọn lửa sáng mà đã là ngọn lửa không khi nào buồn (Xứ 37).

em nghiêng khuôn mặt của mình

         làm đổ giọt nắng lung linh giữa chiều

(Xứ 66)

 

5. “Nhân loại mới - nhân loại tương lai” trong mạch thơ Trần Lê Khánh

         Nói là “mới” tất nhiên phải là mới. Người ta thường nói “những gì mới thì chưa chắc đã hay, nhưng những gì hay sẽ luôn luôn mới” - Trần Lê Khánh là điển hình cho vế thứ hai. 125 bài lục bát, 1.000 câu với “trập trùng núi chữ, trập trùng thơ”, người đọc dần nhận ra một phong cách thơ riêng của Trần Lê Khánh. Đó là một cách gieo vần, gieo chữ , gieo ý độc đáo, khác người. Có cảm giác tác giả cứ để thơ tuôn ra tự nhiên theo mạch cảm xúc tự nhiên. Nhưng đọc cặp lục bát nào, câu thơ nào cũng toát lên một dụng ý, một chủ đề, một cách nói, một thông điệp hiện sinh đậm chất triết lí. Con chữ chắt lọc làm nên cuộc sống. Câu thơ nào cũng làm cho người đọc phải ngạc nhiên với bất ngờ thú vị.

Người đọc nhận ra có tới 125 “chân trời mở” với 125 bài đều có tên Xứ nhưng mỗi xứ chứa đựng một “ngọn mây” riêng. Riêng từ không gian đến thời gian: mây cuộn mây càng lẻ loi (Xứ 8), ngày mỏng gấp lại thành hai, đêm tròn đủ một vòng ôm (Xứ 4). Cái riêng ấy, đọc qua có vẻ rất mông lung những ngẫm kỹ thì đó là những tư tưởng được hàm ẩn bên trong lớp chữ:

         tôi gieo chiếc bóng của tôi

         lên buổi chiều cạn đang bồi phù sa

                                             (Xứ 18)

Rồi cứ thế. Tác giả cứ nhẩn nha “đi qua vùng lá xanh”, “đi qua vùng lá rơi”, chỉ nhìn một chiếc lá mà thấy cả bầu trời với muôn vàn hương sắc. Qua “lá” nhìn thấy sự sống, qua “em” nhìn thấy cuộc đời. Không sa đà vào bất cứ tình tiết đời thực nào mà ta vẫn thấy một cuộc sống rất thực. Người ta thường nói, người tinh tường có thể qua một giọt nước mà nhìn ra biển cả. Qua một chiếc lá, Trần Lê Khánh nhìn thấy “ngọn mây rung” và chỉ một chiếc lá giản đơn giữa đời ấy thôi mà “đủ làm xanh thiên hà”. Màu xanh là màu sự sống và cũng là màu hướng thiện trong thơ anh. Bài Xứ 24 có một từ “giỏi” lặp lại 4 lần trong 4 câu mở đầu 4 cặp thơ: giỏi thì giữ chặt đôi tay/ chớ buông ra sẽ còn đầy đọa nhau. “Nắm chặt đôi tay” để vượt qua trời, qua mây, qua lá, qua tất cả những gì ta gặp trên đời này. Một “nhân loại mới - nhân loại tương lai” lúc ẩn lúc hiện trong thơ Trần Lê Khánh - người rung nhè nhẹ ngọn mây (Xứ 65), ngàn năm chưa tới được nhà của mây (Xứ 80) mà thấy nắng vàng đùa phớt trên lưng (Xứ 81), ngàn năm đọng lại một ngày (Xứ 84) và cuối cùng:

                  nghìn năm gieo lại đức tin

                  trong khóe mắt giọt nước in bóng gần

                                                      (Xứ 86)

         Chúng ta đang bước vào một thời đại mới, thơ ca phải chăng cũng nên thể hiện được tính “nhân loại mới” và hướng đến “nhân loại tương lai” để diện mạo tâm hồn chúng ta không bị tụt hậu so với những bước đi của thời đại. Thơ Trần Lê Khánh là trường hợp đi trước, nhìn thấu và vượt thoát thời đại… Đó là điều mà nghệ thuật đích thực phải chạm tới.

PGS.TS PHẠM VĂN TÌNH

(Hội Ngôn ngữ học Việt Nam)

 

 

REVIEW

Future humanity in Tran Le Khanh's poetry

 

Humanity, as we know it by concept, refers to the characteristics of a human species with a social nature, as expressed in personality, capacity, relationships, and human qualities. Humanity reflects the need and necessity of people and human society coexisting, expressing communality in national arts. The human nature of literature is one of its most important characteristics.

Literature, from the past to the present, always shows humanity, but in the case of Tran Le Khanh, he has shown the “new humanity - future humanity” in poetry. That is, he has expressed more than the usual and familiar through poetry, breaking through the ruts of poetry to find more profound elements, and his poetry has significant changes that are typical of humanity. Since then, his poetry has provided new perspectives. The author of this article wishes to offer some perspectives to demonstrate the new humanity - the future humanity in Tran Le Khanh's poetry, specifically from the collection of poems The Place of Nowhere, which was recently awarded the Vietnam Union of Literature and Arts Associations' prize.

 

1. There is “a bright star in the distance”

I had this thought while reading Tran Le Khanh's poem The Place of Nowhere. The first sensation is that I am gazing at a star. The star is glistening. But it appears to be too far away, and when something is too far away, we easily have the feeling of “showing respect from a distance.”

It is a collection of 125 six-eight poems, numbered from The Place of Nowhere 1 to 125. “Xứ” is a “geographical area that shares a certain natural or social position”: The Doai county of white clouds and the dearly county of Hue, Lang county, Quang county... But what exactly is Tran Le Khanh's “county”? Is it "a place of nowhere" ("somewhere" or "not somewhere"), according to the translation at the beginning of the poem? It is difficult to respond without first calmly reading and contemplating over a hundred of his poems.   

Choosing a six-eight poem - a traditional form of Vietnamese poetry that is simple enough for any Vietnamese to write a couple of sentences - is the easy part. That is also the “truly hard” difficulty if the writer wishes to leave an impression in both content and form. The stork swims by the pond/ Figs are bitter, peaches are sour, The plum recently ask the peach/ Has anyone obtained permission to enter the rose garden? - these are oral folk songs that have survived the centuries, but not many people have been able to surpass them. Many Vietnamese poets from ancient times to the present have also registered in the “six-eight school.” Nguyen Du is the most famous (with The Tale of Kieu). Then there were Nguyen Binh, Nguyen Duy, Dong Duc Bon... Really not much!

So what is the difference of Tran Le Khanh's six-eight: 1. There is no separate title (just “Xứ + ordinal number”); 2. Almost all poems have only 8 lines and 4 rhyme pairs (especially Xứ 13 with 4 lines and 2 pairs and Xứ 24 with 10 sentences and 5 pairs); 3. Because there is no title, it is unclear where the poem begins; 4. Not adhering to standard grammar rules (capitalizing the beginning of a sentence, capitalizing a place name, capitalizing rhetoric, no punctuation, etc) … Those are the differences that the reader can see with his or her own eyes. However, discussing Tran Le Khanh's six and eight poems is insufficient because the difference containing the future humanity is not expressed in things that can be seen with the naked eye. Furthermore, art is not intended to express what we see.

         Tran Le Khanh took a different path, simply wanting to be a

the ant bites a piece of night

brings it to its nest to build the full moon day

(the Place of Nowhere 2)

 

or is it the title of the poem that demonstrates his audacity, wanting to “shake a cloud” from the intangible “county”?

Poetry reading demands feeling. However, emotion cannot provide a complete and accurate understanding of a whole book of poetry. To discuss the words Tran Le Khanh, I had to go back to my strength of distilling from the words of the Vietnamese language for thousands of years.

 

2. Overlapping words, overlapping poems

         Poets are artists of words. But he is only a true artist if he uses words to describe life rather than skills to “juggling” with words. If this is the case, words will lose their life and emotion.

Tran Le Khanh is someone who understands Vietnamese deeply. It can be said that reading his six-eight poems, we see “overlapping words.” Each pair of six-eight poems (2 sentences) he wrote alluded to a distinct, very specific idea in the overall poem. Let us take a chance and pick a card at random, which is The Place of Nowhere 28:

people are like the round-moving waves

I throw a pebble into the lake carefully

 

breaking dawn is at the edge of the desert

it seems the leaves live just over on the branches

 

the coming autumn blows all of its constantly gentle wind

pushing the small waves at this side farther

 

the dusk suddenly feels self-pity

no matter how many time it pours down the lonliness is never full

(the Place of Nowhere 28)

 

         Four pairs, four ideas but still connected and coherent (rhyme and ideas) make a message “false and real”: a) All developments occurred in chronological order of time: pair 1. people are just like the round-moving waves; pair 2. breaking dawn; pair 3. coming autumn; pair 4. the dusk; b) there are notable events: the waves in the lake tremble as a result of pebbles thrown, the leaves “sleep over on the branches,” the wind can repel small waves, sadness gives way to loneliness...

         Almost all poems are structured and built in a specific style. 125 poems with a total length of 1,000 sentences and 500 pairs (six-eight). 500 pairs equals 500 poetic concepts (whether small or large). All of them represent the author's life philosophy. Each page of poetry carries that philosophy, whether dark or light. That life philosophy has helped to fill the concept of “new humanity - future humanity” in Tran Le Khanh's poetry. His poetry always moves upward, so the poet can be ahead of his time and reach/touch the future era, the future humanity through intuition, hunch, and art.

 

3. in the dreamy dusk the leaf falls twice

 “The leaf falls twice” is not typical. This unusual circumstance is on the poet's side (but forever leaves are still leaves - only falling in one direction, only falling once.

Readers want to look at a “cloud” to see how it “shakes.” But when I read his poetry, all I see are leaves. Green leaves are a vibrant representation of nature. Going above and beyond is an unavoidable part of life. We meet leaves of all colors and shades:

a leaf stands on the branch

blown back and forth to the blue sky

 

and

 

hey treeline bend your head to see

that the soft landing leaf doesn’t wish to dream

(the Place of Nowhere 30)

 

and

 

don’t try to be elegant

no matter how the yellow leaf falls it takes an infinite amount of time

(The Place of Nowhere 50)

 

and

 

the autumn performs this play

a falling leaf is enough to represent the entire season

(the Place of Nowhere 7)

 

         The leaves “perch” (rather than “cling”) to the branch, then “fall off.” A leaf, like a person, is fated to “flying back and forth for blueing the sky” and “doesn’t wish to dream” and fall “no matter how the yellow leaf falls, it always takes an infinite amount of time” which is why when it falls, it “represent the entire season” Nature's power is strange, as is the power of "individual" leaves. What is an illustration or implication? In his poetry, humans are like leaves, with the same life cycle, but the meaning is in the way we live and feel, similar to how a leaf perches, falls, ... Tran Le Khanh's poetry now includes a new image: All humanity lies in the leaf.

But not yet, because the leaf in him is a feeling about the fate of life (green, flying, yellow, falling. The leaf's mission is “green at its most” and “yellow at its most” Tran Le Khanh’s leaves, on the other hand, are unique. Along with the fanciful leaf, there is also “her shade stays somewhere

 

and she stands at the side of dusk

the treeline throws plenty of yellow leaves

(the Place of Nowhere 1)

 

to make immense her small honesty

she clones even the blue color of the sky

(the place of nowhere 12)

 

         The vitality of leaves is astounding. She is even more incredible. Sometimes like a as a silk worm lies eating the sorrow leaf (the Place of Nowhere 4), sometimes “clone the blue” the whole sky. Even “on the dreany dusk the leaf falls twice/ to see him off she steps close to the day (the Place of Nowhere 10). What is she “steps close to the day” to? Near him, near life or near someone else?

         As we enter Tran Le Khanh’s The Place of Nowhere, we come across “overlapping leaves.” Green leaves, yellow leaves, leaves that fall... are the life status of leaves, of humanity. In Tran Le Khanh's poetry, that is the message of humanity and further affirmation of the “new humanity - future humanity.”

 

4. If it’s a fire, it’s never sad

         It is strange. We come across “sadness” after “leaf.” We discover that the frequency of sadness is far too high when we conduct “quantitative” statistics. We can also see a sad mood running through many verses. So sad that “I come back to cry on the cradle” (the Place of Nowhere 63).

         Sadness is a natural part of life. There is no such thing as life without both sadness and joy (Joy and sadness follow other each passing minute - R. Gamzatov). That is common in everyday life. Let us examine the sad verses of The Place of Nowhere:

the night nibbles a star

to slowly forget sadness

(The Place of Nowhere 112)

 

she sits to warmly swirl up the moon

the sad night fits with the immensive side

(the Place of Nowhere 14)

 

Sadness lasted all night, “gnawing” even the stars (Sadly looking at the morning star/ Star, why do you miss someone and become dim – oral folk songs). Sadness travels through the moon to reach the vast (the vast sky or the vast heart?). Whose sad monologue, and with whom? What is the source of the sadness? The sadness spread from the lines of six to the lines of eight. Again, this is taken from other poems:

 

I am like the rock standing in the river

watching the current how can I stop the longing

(the Place of Nowhere 16)

 

because:

 

the river returns alone

the wailing shores don’t know what to do

(The Place of Nowhere 38)

 

because:

 

the dusk pours down half-way on the town

the summer rain weeps at the belly of the sky

(the Place of Nowhere 60)

 

because:

 

she longs for a shapely body

full moon blossoming until its at best tomorrow

(the Place of Now 20)         

And we can see from this verse that Tran Le Khanh's sadness is the great sadness of humanity:

 

the earth is tired of revolving

the person sitting on it not yet over the sadness

(the Place of Nowhere 67)

 

         The earth continues to rotate. However, “the person sitting on it not yet over the sadnes” regardless of how much of its revolvement. As previously said, the sadness of Tran Le Khanh's monologue hidden inside

 although the pupil is black

the teardrop isn’t eager to drop

(the Place of Nowhere 19)

 

Or even to put immensity on her soft hand/ she gains nothing for closing it” (Xứ 20). Sadness truly (to the point of ultimate disappointment)!

         Sadness is a philosophical category. Everyone is sad, but everyone expresses and responds to their sadness differently. Let's not paint a rosy picture of life. But let us not color life through black lenses either. Treat sadness as a “normal part of life,” and the most positive attitude is to subdue it. “It is better to light a candle than curse the darkness - English proverb.” Having said that, it is not surprising to consider such sadness. However, we find it strange when reading these verses that transcend life and express Tran Le Khanh's very real humanity:

I plant my own shadow

on the soil of the secret dusk

(the place of nowhere 18)

 

         To the poet “the straighline is not the shortest way” (The Place of Nowhere 17) -  does this sentence imply “the detour is the shortest way”? This is not a negative adage, but rather a way of life. Going to the destination has many roads, both long and short, detours and shortcuts; you must know how to select the most reasonable path. He noticed a far-away shining star/ passes many salty lives which make it more sacred (The Place of Nowhere 19). And:

 

because she likes the light

a star is nailed on the sky

(the Place of Nowhere 16)

 

Because of her, the star was also “crucified” in the sky. She, on the other hand, “doesn't believe” easily:

 

don’t believe the missing are intact

waves wash against the boat’s side then dissolve

 

don’t believe in the beautiful soulmate

a tear falls that overflows the immensity

 

don’t believe in the ring of the bell

that pours into the late dusk without doubt

 

polite as strangers

how can we hold the half-hearted missing by the hand

 

(the Place of Nowhere 21)

 

“She,” like “leaf,” is a special theme that appears throughout the poem. We see “she” everywhere: she stands at the side of dusk (The Place of Nowhere 1), she sits to reconstruct her childhood (The Place of Nowhere 5), she sulks a constantly gentle wind (The Place of Nowhere 17), her hands pinch on the tomorrow (The Place of Nowhere 25), has she displayed a new day yet (The Place of Nowhere 44), she is the illusionary image of the desert time (The Place of Nowhere 50), she lights the universe with the original color (The Place of Nowhere 56), she leans her face on the cloud (The Place of Nowhere 67), she tilts her magical face (the Place of Nowhere 72), she throws the rumour into her heart (The Place of Nowhere 85), she shouldn’t digitalize a rain (The Place of Nowhere 90), she shines at the edge of her life (Xứ 105), she swirls the glass to make it flavoured (The Place of Nowhere 110), she washes some baby clouds  (The Place of Nowhere 117), she makes shadows drop (The Place of Nowhere 122), she sits to pick up falling clouds (The Place of Nowhere 124), and etc.

Is it “she” (a beautiful woman) who does all the crazy things? Not. It looks like her, but it is not. The author simply borrowed “she” to convey a life message. She is beautiful and soft (or thought to be soft), but she hass the power to change lives, change the world, and even crosses the globe to reach galaxies (she is soft like a leaf but also fierce as leaf). In Tran Le Khanh's poetry, “she” is a strong representation of humanity. Her image is unrivaled due to her philosophical gaze and unprecedented violent word combinations (even a blink is also long – The Place of Nowhere 84). She is a never-ending source of inspiration, and she is the source of the most energy. She contributes to life by lighting a bright fire the fire is never sad (the Place of Nowhere 37).

 

she tilts her face

the sunlight falls in the midst of dusk

(the Place of Nowhere 66)

 

5. “New humanity - future humanity” in Tran Le Khanh's stream of poetry

         To say “new,” something must be new. “What is new is not always good, but what is good will always be new,” as the saying goes - Tran Le Khanh is typical for the second part. With 125 poems in six-eight and 1,000 sentences with “overlapping words, overlapping poems,” the reader gradually realizes Tran Le Khanh's distinct poetic style. It is a method of rhyming, sowing words, and sowing unique ideas that are distinct from others. It appears that the author simply allows the poetry to flow naturally along the natural emotional stream. But reading any pair of six-eight, every verse exudes an intention, a theme, a way of saying, a philosophical existential message. Distilled words make life. Every verse will surprise the reader with a pleasant surprise.

Although there are 125 “open horizons” with 125 poems named Xứ (the Place of Nowhere, each county has its own “cloud.” Particularly from space to time: the curling cloud feels more empty (The Place of Nowhere 8), she folds a thin day into two, a round night is fit with an embracement (Xứ 4). Reading through it seems very vague, but thinking carefully, those are the thoughts that are hidden within the text:

I plant my own shadow

into the soil of the secret dusk

(The place of nowhere 18)

 

And so on. The author simply continued “go through the green leaves”, “go through the falling leaves,” looking at a leaf and seeing the entire sky with many colors. Life is seen through “leaves,” and life is seen through “her.” We see a very real life even without getting into specifics. It is said that the astute observer can see the sea through a drop of water. Tran Le Khanh saw a “a shaken cloud” through a leaf, and a simple leaf in the middle of that life was “enough to make the galaxy green” In his poetry, green is the color of life as well as the color of goodness. The word “if you are good then” appears four times in the first four sentences of four pairs of poems in The Place of Nowehre 24: if you are good then hold our hands tight/ otherwise let it go it will be a torture for us. hold our hand tight” to cross the sky, the clouds, the leaves, and everything else we encounter in this world. A “new humanity - future humanity” both hidden and present in Tran Le Khanh's poetry - she shakes the cloud gently (The Place of Nowhere 65), she hasn’t reached the house of cloud yet in thousand years (The Place of Nowhere 80) the sunlight plays carelessly on her back (The Place of Nowhere 81), the thousand years crystalizes a day (The Place of Nowhere 84) and finally:

again the thousand years seed the faith

at the corner of her eye a drop of water prints the close shade

(the Place of Nowhere 86)

 

         We have entered a new epoch. Poetry should also depict the “new humanity” and look forward to the “future humanity” so that our soul does not fall behind the times. Tran Le Khanh's poetry is an example of going ahead, seeing through, and breaking free from the times... This is what true art must do.

ASSOC. PROF. PHAM VAN TINH, PHD

(Linguistic Society of Vietnam)