cart.general.title

Mùa xa

Liên hệ
  • Danh mục: Thơ
  • Tác giả:

  • Loại bìa: Bìa mềm
Số lượng

Trần Hùng thích nói cảm xúc của mình bằng tựa đề của một bài thơ. Đặt tên luôn cho bài thơ đó. Bạn hãy đọc tựa đề bài thơ để hiểu Trần Hùng đang viết gì. Anh nói với “bức tượng xuân” trong khát khao giao hoà với một cô gái có thật, bằng xương bằng thịt: “Nói đi em/ Rồi anh sẽ đưa em lên thiên nga đêm pha lê…Nói đi em/ Rồi anh sẽ đập cùng em một nhịp… Nhúng anh vào em/ Tan ra xuân đêm“.

Và đây, tôi đọc bài “Dịu êm”, một trong những bài thơ tôi rất thích trong “Mùa xa”: “Tràn ngập căn phòng/ Tiếng ngáy/ Những cuốn sách trên giá sách nhìn tôi/ Những chiếc áo trên mắc áo nhìn tôi/ Tôi nhắm mắt nhìn lại/ Chúng tôi lặng im thấu hiểu sự công bằng“.

Thế giới có công bằng không? Công bằng đấy chứ. Thi sỹ Trần Hùng nhìn thấy sự công bằng đó. Tôi nhìn cuốn sách. Không. Cuốn sách đang nhìn tôi đấy chứ. Những chiếc áo cũng đang nhìn tôi. Mà nào có phải ai cũng thấy sự công bằng này? Và anh thấy cả những mặt trái của sự công bằng đó, hay chính là sự tiềm tàng của vật chất, sự phát triển không ngừng của sự vật, hiện tượng. “Tôi nghe trong nhịp điệu này/ Ở một phương xa lắm/ Những bao kiếm quy hàng/ Những vỏ đạn nảy mầm/ Những ngón hồng lay nhẹ/ Tiếng sương từ đá lên...”.

Không ai có thể bắt nhà thơ này giống nhà thơ khác. Mà cũng chẳng bao giờ giống được, vì thơ cũng như dấu vân tay. Ai cũng có cái tạng của riêng mình. Tôi tin, về điều này, nhà thơ là kẻ nhạy cảm vô cùng với cảm xúc. Hay thậm chí, hình như các nhà thơ đều là nô lệ của cảm xúc. Họ luôn bị giam cầm bởi chính tư tưởng của họ. Đến nỗi, họ không biết vì sao mình thao thức, không dứt ra được suy nghĩ của riêng mình. Họ loay hoay với điều họ trở trăn mà không bao giờ có câu trả lời thoả đáng. Và Trần Hùng, thi sỹ nhạy cảm đó cũng không ngoại lệ.

“Đêm/ Lại đêm/ Muốn tắt mình mà không công tắc”.

- Nguyễn Thị Hạnh Loan

Đánh giá sản phẩm

Dựa trên 0 đánh giá
Đánh giá 0